Tư Vấn Bệnh Tiểu Đường

Giải pháp toàn diện giữ đường máu bình thường

Thế nào là đường máu bình thường? Đường máu cao có hại gì cho cơ thể? Làm sao để giữ cho nó luôn ở mức bình thường? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Dược sĩ gia đình MyPharma giải đáp sau đây.

1. Đường huyết là gì?

Đường huyết là lượng glucose (đường) trong máu. Glucose được ví như chiếc pin năng lượng của tế bào vì mọi hoạt động của tế bào đều sử dụng năng lượng chuyển hóa từ glucose. Glucose khi không được sử dụng hết sẽ được chuyển hóa thành glycogen dự trữ, đem ra sử dụng khi glucose máu thấp.

Glucose huyết hay còn gọi là đường trong máu. Đường máu bình thường giúp các tết bào hoạt động tốt.

                                   Hình ảnh mô phỏng glucose trong huyết tương

XEM THÊM:

  • Cách đo đường huyết đúng tại nhà
  • Tại sao cần kiểm tra đường huyết sau ăn?
  • Dấu hiệu tăng đường huyết là gì? kiểm soát ra sao?

2. Thế nào là đường máu bình thường?

Đường máu bình thường lúc đói phải nằm trong khoảng từ 70 mg/dL (3.9mmol/L) đến 100 mg/dL (5.6 mmol/L). Hai giờ sau ăn, lượng đường trong máu của bạn có thể lên tới 140 mg/dL (7.8 mmol/L).

Xét nghiệm đường huyết sau ăn không đủ để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tùy vào mỗi bữa ăn khác nhau, nồng độ đường huyết sau ăn sẽ thay đổi. Ví dụ: một bữa ăn có nhiều tinh bột sẽ làm nồng độ glucose máu cao hơn bữa ăn ít tinh bột.

Một người được coi là mắc bệnh đái tháo đường khi nồng độ đường huyết lúc đói vượt quá 126 mg/dL (7 mmol/L)

Bảng nồng độ đường huyết lúc đói

Hạ đường huyết

Dưới 70 mg/dL máu

Đường huyết bình thường

Từ 70 đến 100 mg/dL máu

Tăng đường huyết vừa phải

Từ 100 đến 125 mg/L máu

Bệnh tiểu đường

Lớn hơn 126 mg/dL máu

 

3. Cơ thể điều hòa đường máu như thế nào?

Trong cơ thể, việc điều chỉnh lượng đường trong máu được thực hiện thông qua hoạt động của các loại hormon. 

  • Insulin là một loại hormon do tế bào beta tuyến tụy sản xuất, làm giảm lượng đường trong máu. Sau một bữa ăn giàu carbohydrat, lượng đường trong máu tăng lên sẽ truyền tín hiệu kích thích giải phóng insulin từ tuyến tụy. Hormon này liên kết với màng của một số tế bào, tạo thành chìa khóa mở cánh cổng cho sự xâm nhập của glucose vào trong các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoặc tổng hợp glycogen dự trữ. Khi đó đường máu được điều hòa về giới hạn bình thường. 
  • Ngược lại với Insulin là glucagon – đây là hormon làm tăng đường máu được sản xuất tại tế bào alpha đảo tụy. Khi glucose máu xuống thấp sẽ truyền tín hiệu kích thích giải phóng glucagon. Hormon này sẽ kích thích phản ứng phân giải glycogen dự trữ trong gan, cơ thành glucose đưa vào máu.  Nhờ vậy mà lượng glucose trong cơ thể không bao giờ hạ xuống quá thấp và chức năng hoạt động của tế bào vẫn được đảm bảo.
  • Ngoài ra có một số hormon khác có thể làm tăng glucose huyết như: adrenalin, hormone tăng trưởng hoặc cortisol. 

Kiểm tra lượng đường trong máu giúp bạn biết các vấn đề về sản xuất insulin hay chất lượng của nó trong cơ thể mình. Điều này cũng giúp xác định xem bạn có mắc bệnh tiểu đường hay rối loạn dung nạp glucose không, đặc biệt đây là một bệnh lý thầm lặng.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao (tiền sử gia đinh, thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp) cần kiểm tra đường huyết ngay cả khi không có các triệu chứng của bệnh.

4. Đường huyết cao có hại gì cho cơ thể?

Nồng độ glucose trên 1mg/dL khi đói thì được gọi là tăng đường huyết. Đường huyết tăng cao có thể có các biểu hiện như đi tiểu thường xuyên, khát nước dữ dội, miệng khô và mệt mỏi.

Nhưng đôi khi những triệu chứng này không được chú ý, do đó cần theo dõi thường xuyên nồng độ đường trong máu khi bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Đường huyết tăng cao thường xuyên có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hầu như các bộ phận của cơ thể đều phải chịu hậu quả này.

  • Giảm thị lực. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến suy giảm thị lực tiến triển. Nó cũng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, thậm chí mất thị lực. Giảm thị lực là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Hầu như tất cả người bệnh tiểu đường tuýp 1 đều bị, trong khi 60% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cảm nhận được biến chứng này.
  • Bệnh lý thần kinh. Đây là biến chứng ảnh hưởng tới các dây thần kinh, gây đau đớn. Nó thường xuất hiện trong 10 năm đầu của bệnh tiểu đường ở 40% đến 50% những người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Nguyên nhân của căn bệnh này là do tỷ lệ glucose cao làm thay đổi cấu trúc của dây thần kinh. Thông thường, bệnh nhân sẽ trải qua cảm giác ngứa ran, mất nhạy cảm và đau đớn ở các ngón chân, tay.
  • Dễ nhiễm trùng. Bệnh nhân mắc tiểu đường lâu năm thường dễ bị nhiễm trùng bởi một vết thương nhỏ. Nó có thể là nhiễm trùng da, nướu, đường hô hấp, âm đạo hoặc bàng quang. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể gây chậm lành vết thương hơn ở những người có đường máu bình thường. Nhiễm trùng chân là phổ biến nhất. Chúng có thể đi kèm với loét, đôi khi phải cắt cụt chân để tránh hoại tử hết toàn bộ chi.
  • Bệnh thận. Mô thận được tạo thành từ vô số mạch máu nhỏ tạo thành bộ lọc, có vai trò loại bỏ độc tốt và chất thải ra khỏi máu. Vì bệnh tiểu đường gây ra các rối loạn mạch máu, các mạch máu nhỏ trong thận có thể bị ảnh hưởng đến mức gây ra tổn thương cho thận như bệnh suy thận.
  • Bệnh tim mạch. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch. Nồng độ glucose cao trong máu ảnh hưởng tới quá trình đông máu. Theo thời gian, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu gần tim (nhồi máu cơ tim) hoặc não (đột quỵ) tăng lên.
Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát được đường máu bình thường rất dễ gặp nhiều biến chứng như mờ mắt, bệnh tim, bệnh thận,..

Giảm thị lực là một biến chứng xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường nếu không giữ được đường huyết bình thường

5. Cách giữ đường máu bình thường

5.1 Thay đổi chế độ ăn.

Một chế độ ăn ít tinh bột, giàu rau xanh là một cách để giữ đường máu bình thường. Khi vào cơ thể tinh bột là nhóm chất làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng gây tăng nhanh nồng độ glucose máu.

Tinh bột chia làm hai nhóm là tinh bột hấp thụ nhanh và tinh bột hấp thụ chậm. Có thể nhận biết hai loại này dựa vào chỉ số GI. Đây là chỉ số đường huyết của thực phẩm glycemic index (GI).

Những loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh chóng sau ăn có GI cao, được xếp vào nhóm tinh bột hấp thụ nhanh. Ngược lại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm hơn được xếp vào nhóm tinh bột hấp thụ chậm, có chỉ số GI thấp.

Do đó, chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp tốt cho cả người có đường máu bình thường và người có đường máu cao. Việc này còn giúp chúng ta giảm cân tốt hơn.

Cơm trắng mà chúng ta ăn thường ngày có chỉ số đường huyết khá cao (GI = 74). Do đó nên hạn chế ăn cơm trắng. Bạn có thể thay thế bằng thực phẩm có chỉ số GI thấp như lúa mạch, gạo lứt và các loại đậu.

5.2 Tập luyện

Tập luyện và giảm cân rất quan trọng cho việc giữ đường máu bình thường. Như bạn đã biết, béo phì và thừa cân là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra nó còn gây ra cho bạn nhiều vấn đề về sức khỏe khác như bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu,..

Tập luyện làm tiêu hao năng lượng, làm giảm lượng đường trong máu. Bạn có thể chọn những bài tập từ đơn giản đến nâng cao như chạy bộ, yoga, gym hoặc đơn giản là chơi một bộ môn nào đó. 

Cần lưu ý không được tập với cường độ quá cao hay quá thấp. Nên tập mới mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 5 buổi trong 1 tuần và mỗi buổi khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn điều hòa đường huyết tốt hơn, tránh trường hợp vận động quá sức gây tụt đường huyết.

Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp giữ đường máu bình thường

                         Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp giữ đường máu bình thường

5.3 Sử dụng thực phẩm hỗ trợ

Đối với người bệnh tiểu đường, ngoài hai biện pháp trên cần sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả hạ đường huyết.

Các thảo dược từ thiên nhiên như: Dây thìa canh, Cam thảo đất, Neem Ấn Độ, Curcumin, Tỏi đen, hoài sơn, Giảo cổ lam, Hoàng liên,… đều giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên thật khó cho bạn nếu phải tự mình tìm kiếm từng loại thảo dược để sắc lên uống. Các hoạt chất có tác dụng như Curcumin, kaempferol trong cam thảo đất kém tan trong nước, GS4 trong dây thìa canh thì bị thải trừ nhanh qua thận nên sinh khả dụng thấp. Nếu dùng không đúng cách, tỷ lệ hoạt chất có tác dụng hấp thu được vào cơ thể rất thấp nên hiệu quả không đáng kể. 

Thấu hiểu điều đó, ThS.Bá Thị Châm, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu ra viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno. MPsuno là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường Việt Nam có chứa phức hợp 3 Nano gồm Nano Dây thìa canh, Nano Cam thảo đất và Nano curcumin cùng 5 loại thảo dược quý khác. 

Dạng nano giúp tăng độ tan của các hoạt chất kém tan như curcumin, kaempferol. Ngoài ra, dạng nano còn giúp giải phóng từ từ hoạt chất vào máu, khắc phục nhược điểm bị chuyển hóa và thải trừ nhanh của hoạt chất GS4 trong dây thìa canh thông thường.

Do vậy, bào chế nano chiết xuất dược liệu sẽ giúp tăng sinh khả dụng của các dược liệu, tăng hiệu quả hạ đường huyết và kéo dài thời gian tác dụng. 

Sản phẩm được kiểm soát chất lượng bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam và chuyển giao cho dược sĩ gia đình MyPharma độc quyền phân phối. 

MPsuno giúp hạ đường huyết êm dịu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, không gây tụt đường huyết đột ngột, an toàn khi dùng lâu dài.

Biến chứng tiểu đường khiến tỷ lệ tử vong do đái tháo đường đứng hàng thứ 4 trong các bệnh không lây nhiễm. Do vậy, kiểm soát đường máu bình thường là rất quan trọng với mỗi chúng ta, đặc biệt là những người có nguy cơ cao và đang mắc đái tháo đường. 

Thực hiện một lối sống khoa học, dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện hợp lý và dùng đúng cách các sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết như viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno chính là giải pháp toàn diện để giữ đường máu bình thường

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về bệnh tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc để lại câu hỏi Tại đây.

0/5 (0 Reviews)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000