Xét nghiệm đường huyết là một xét nghiệm máu cần thực hiện để phục vụ cho nhiều chẩn đoán khác nhau, thường là liên quan đến tiểu đường.
Nhiều người truyền tai nhau rằng trước khi xét nghiệm đường huyết cần nhịn ăn. Có phải bạn đã lỡ ăn gì đó trước khi đi xét nghiệm đường huyết? Bạn đang không biết liệu thông tin trên có đúng hay không? Có phải bây giờ bạn băn khoăn không biết liệu mình ăn rồi có xét nghiệm được không?
Đừng lo lắng! Trong bài viết dưới đây, Dược sĩ MyPharrma sẽ cung cấp cho bạn thông tin chính xác nhất để trả lời cho câu hỏi xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn không và nếu lỡ ăn rồi có xét nghiệm được không. Đồng thời, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số lưu ý cần thiết trước khi bạn đi xét nghiệm đường huyết.
Nội dung bài
Xét nghiệm tiểu đường cần nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng để cơ thể có đủ thời gian chuyển hóa hết thức ăn
Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để chẩn đoán bệnh tiểu đường, một trong những xét nghiệm tiểu đường mà bệnh nhân cần làm là xét nghiệm đường huyết.
Xét nghiệm đường huyết là một loại xét nghiệm máu dùng để đo lường lượng đường (glucose) trong máu của một người. Đây là một loại xét nghiệm máu thông thường khi bạn đi khám bệnh, đặc biệt là với những người bệnh tiểu đường.
Vậy xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn không? Trước khi xét nghiệm đường huyết, người bệnh cần nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước đó. Việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm sẽ giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Bởi vì nếu như không nhịn ăn, lượng đường được giải phóng ra từ đồ ăn, thức uống có thể làm tăng đường huyết của bạn.
Tại sao cần nhịn ăn trước xét nghiệm 6 – 8 tiếng mà không phải là khoảng thời gian khác? Bởi vì 6 – 8 tiếng là khoảng thời gian tối thiểu để cơ thể hấp thu và chuyển hóa hoàn toàn thức ăn có trong hệ tiêu hóa.
Nếu bạn ăn gì đó trong khoảng thời gian này, lượng đường từ thực phẩm bạn ăn chưa kịp chuyển hóa hết, chúng có thể sẽ làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn. Điều này sẽ dẫn đến sai lệch trong chẩn đoán bệnh của bác sĩ.
Chính vì vậy, việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm tiểu đường 6 – 8 tiếng có ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Vậy nếu đã lỡ ăn sáng trước đó thì có thể xét nghiệm đường huyết được không?
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên chỉ phản ánh tình trạng của người bệnh tại thời điểm lấy máu
Có hai loại xét nghiệm đường huyết thường thấy, đó là xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
Đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói, bạn không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (ngoại trừ nước lọc) trước khi xét nghiệm 6 – 8 tiếng. Để không phải nhịn ăn trong ngày, bạn có thể lên lịch xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng.
Đối với xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, bạn vẫn có thể ăn hoặc uống gì đó trước khi xét nghiệm. Loại xét nghiệm này thường dùng để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1.
Bảng dưới đây là khoảng thông số đường huyết của người bình thường và người mắc bệnh tiểu đường khi xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và xét nghiệm đường huyết lúc đói:
Loại xét nghiệm | Bình thường | Tiền tiểu đường | Bệnh tiểu đường |
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên | Dưới 11,1 mmol/L (tương đương dưới 200 mg/dL) |
| Từ 11,1 mmol/L trở lên (tương đương từ 200 mg/dL trở lên) |
Xét nghiệm đường huyết lúc đói | Dưới 5,5 mmol/L (tương đương dưới 100 mg/dL) | Từ 5,5 mmol/L đến 6,9 mmol/L (tương đương 100 mg/dL đến 125 mg/dL) | Từ 7,0 mmol/L trở lên (tương đương từ 126 mg/dL trở lên) |
Thông thường, kết quả xét nghiệm đường huyết chỉ phản ánh tình trạng của người bệnh tại thời điểm lấy máu. Do đó, trong các xét nghiệm tiểu đường, còn có thêm một xét nghiệm HbA1c.
Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng đường (glucose) gắn vào hemoglobin (Hb) trong các tế bào hồng cầu của máu. Xét nghiệm này phản ánh tình trạng đường máu trong một giai đoạn, thường là 2 tháng (bằng 1 nửa tuổi thọ của hồng cầu).
Xét nghiệm HbA1c trong xét nghiệm tiểu đường có thể lấy máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày
Đối với xét nghiệm HbA1c, bệnh nhân có thể ăn uống thoái mái trước khi xét nghiệm mà không lo ảnh hưởng đến kết quả. Bởi xét nghiệm này có thể lấy máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), khoảng thông số HbA1c của người bình thường và người đái tháo đường như sau:
Xét nghiệm | Bình thường | Tiền đái tháo đường | Đái tháo đường |
HbA1c | Dưới 39 mmol/mol (5,7%) | Từ 39 đến 47 mmol/mol (5,7% – 6,4%) | Từ 48 mmol/mol (6,5%) trở lên |
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên đi xét nghiệm HbA1c từ 2 – 4 lần mỗi năm.
Vậy thì, ngoài việc nhịn ăn, người tiểu đường còn cần lưu ý những gì khi đi xét nghiệm đường huyết?
Chuẩn bị một tâm lý tốt trước khi đi xét nghiệm bệnh tiểu đường
Bạn đã biết xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn không? Tuy nhiên ngoài việc nhịn ăn như chúng ta đã biết ở trên, khi đi xét nghiệm đường huyết, các bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:
Có thể bạn quan tâm:
Tóm lại, tùy vào loại xét nghiệm tiểu đường mà bạn có cần nhịn ăn trước xét nghiệm hay không. Còn đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói, bạn cần nhịn ăn trong vòng 6 – 8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, các bạn có thể giải đáp được băn khoăn liệu xét nghiệm đường huyết có cần nhịn ăn hay không?
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.