Tư Vấn Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường thai kỳ uống nước vối được không? Uống như thế nào & lưu ý

Từ lâu, nước vối đã được biết đến với tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người tiểu đường thai kỳ uống nước vối liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Trong bài viết dưới đây, Dược sĩ Mypharma sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ uống nước vối được không và uống như thế nào mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

1. Tiểu đường thai kỳ uống nước vối có tốt không?

Nước lá vối

Nước vối không chỉ đem lại hiệu quả mà còn khá an toàn đối với sức khỏe cả mẹ và thai nhi

Nước vối đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của các mẹ bầu, đặc biệt là tác dụng chữa bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.

Trong nước vối có các thành phần hóa học như: poly phenol, các alcaloid nhóm indolic, một lượng nhỏ tanin (catechic) và tinh dầu, gallic, steroid, các vitamin và khoáng chất khác.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín thế giới Pubmed, nước nụ vối có hoạt tính ức chế enzym alpha-glucosidase cao. Đây là một loại enzym tăng phá hủy tinh bột để tạo thành đường (glucose). Do đó, uống nước nụ vối có khả năng chống tăng đường huyết, góp phần điều trị tiểu đường.

Ngoài ra, các poly phenol trong lá vối có hoạt tính oxy hóa mạnh, ngăn cản sự hình thành các gốc tự do phá hủy các mô cơ thể. Từ đó nó có tác dụng ức chế các biến chứng của bệnh tiểu đường trên mạch máu nhỏ, dây thần kinh,…

Uống nước vối rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. Thành phần tinh dầu trong nụ vối đã được chứng minh có tác dụng chống viêm tốt, nên thường được người dân Việt Nam, Trung Quốc dùng để trị bệnh dạ dày.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của y học cổ truyền, lá vối có chức năng kiện tỳ. Khi uống nước lá vối, các bà bầu sẽ có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn, tạo cảm giác thèm ăn. Đồng thời, các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nôn mửa, đầy bụng cũng dần dần biến mất.

Các chuyên gia nhận định, nước vối không chỉ đem lại hiệu quả mà còn khá an toàn đối với sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Đó là lý do vì sao các bà bầu nên uống nước vối, đặc biệt với những bà bầu đang bị đái tháo đường thai kỳ.

Vậy thì, nên uống nước vối như thế nào mới phù hợp và thu được hiệu quả tốt nhất?

2. Cách pha nước vối cho người tiểu đường thai kì

Vối là một trong 5 loại cây phổ biến được pha thành nước được uống phổ biến ở Việt Nam. Nước vối dễ uống và cũng dễ pha.

Tiểu đường thai kỳ uống nước vối có thể áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Lá vối và nụ vối thường được dùng để pha nước vối.

2.1. Pha từ lá vối tươi

Pha lá vối tươi cho người tiểu đường

Các pha nước vối từ lá vối tươi được khá nhiều người lựa chọn, bởi cách này nước vối có vẻ thơm mát hơn.

Các pha nước vối từ lá vối tươi được khá nhiều người lựa chọn, bởi cách này nước vối có vẻ thơm mát hơn.

Vì được nhiều người sử dụng nên lá vối tươi thường sẵn có ở chợ.

Chuẩn bị:

  • 500 gram lá vối tươi
  • 2 lít nước

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá vối 2 dưới vòi nước đang chảy, vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp. Cho vào nồi nửa cân lá vối tươi đã rửa sạch, ráo nước cùng 2 lít nước sạch.
  • Bước 3: Đun sôi. Sau khi sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp. Gạn bỏ phần bã rồi giữ lại phần nước.
  • Bước 4: Chờ nước nguội và thưởng thức.

Các bạn có thể uống nước vối hàng ngày. Đặc biệt vào trong ngày hè trời nóng bức, có thể thêm đá vào nước vối để đồ uống mát mẻ hơn.

Ưu, nhược điểm của cách pha này với người tiểu đường thai kì:

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, nguyên liệu dễ kiếm, hương vị tươi mát hơn, hiệu quả cao do giữ nguyên được hàm lượng hoạt chất.
  • Nhược điểm: Nước vối có vị ngái, không hợp với một số người.

2.2. Pha từ lá vối khô

Pha lá vối khô

Nước lá vối khô giảm vị ngái hơn so với nước lá tươi.

Theo kinh nghiệm của dân gian, cách pha nước vối từ lá vối khô là phổ biến hơn cả. Bởi vì theo nhiều người, lá vối sau khi sẽ giảm vị ngái so với lá vối tươi.

Chuẩn bị:

  • 200 gram lá vối khô
  • 2 lít nước

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá vối khô một lần bằng nước, để ráo.
  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp. Cho lá vối và nước lọc vào nồi.
  • Bước 3: Bật bếp và đun sôi. Sau khi sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
  • Bước 4: Gạn bỏ lần bã, giữ lấy phần nước rồi thưởng thức.

Tùy vào sở thích, bạn có thể uống nóng hoặc lạnh. Nếu muốn uống nóng, sau khi đun, bạn cần chuẩn bị một ấm tích, cho phần nước vào rồi ủ để uống cả ngày. Nếu muốn uống lạnh, bạn có thể thêm đá để uống cho mát.

Ưu, nhược điểm của cách pha này:

  • Ưu điểm: Phổ biến, nước vối giảm vị ngái so với nước lá tươi.
  • Nhược điểm: Cần phải có lá vối khô, giá thành cao hơn, khó kiếm hơn, hiệu quả thấp hơn do hàm lượng hoạt chất không cao bằng lá tươi.

2.3. Pha từ nụ vối

Pha nước nụ vối

Cách pha nước vối từ nụ vối cũng được sử dụng phổ biến tương tự như pha từ lá vối khô

Người tiểu đường thai kỳ uống nước vối từ nụ vối cũng được sử dụng phổ biến tương tự như pha từ lá vối khô. Tùy theo sở thích và cảm nhận của mỗi người khác nhau. Nhiều người thấy nước nụ vối có vị ngọt, thanh hơn nên họ thường pha nước từ nụ vối.

Chuẩn bị:

  • 50 gram (nửa lạng) nụ vối khô
  • 2 lít nước

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch nụ vối bằng nước, để ráo.
  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp. Cho nụ vối và 2 lít nước lọc vào nồi.
  • Bước 3: Bật bếp và đun sôi. Sau khi sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
  • Bước 4: Lọc lấy phần nước và thưởng thức.

Cũng như 2 cách pha trên, bạn có thể dùng nước vối nóng hoặc lạnh tùy sở thích. Nếu muốn uống lạnh thì có thể thêm đá. Nếu muốn uống ấm thì cho nước vối vào ấm tích hoặc bình giữ nhiệt để uống dần.

Với cách pha từ nụ vối, người ta có thể thêm một chút cam thảo thái nhỏ vào để nước vối có phần ngọt và thơm hơn. Các bạn chú ý, cam thảo có thể thêm vào nồi sau khi sôi, và đun lâu hơn khoảng 2 – 3 phút.

Ưu, nhược điểm của cách pha này:

  • Ưu điểm: Vị ngọt, thanh mát hơn, phát huy được tác dụng tốt hơn (do hàm lượng hoạt chất trong nụ vối cao hơn).
  • Nhược điểm: Cần phải có nụ vối khô, giá thành cao hơn, khó kiếm hơn.

3. Lưu ý khi cho người tiểu đường thai kỳ uống nước vối

Trước khi uống nước vối, người tiểu đường thai kỳ nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Lựa chọn lá/nụ vối kỹ càng trước khi sử dụng: Các bạn nên lựa chọn lá vối bánh tẻ, không quá non, cũng không quá già, không sâu bệnh hay rập nát. Đặc biệt chú ý, bạn nên mua lá vối ở những địa chỉ tin cậy, tránh hóa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Không nên uống lá vối khi bụng đói: Do nước vối có chức năng kiện tỳ, nhuận tràng, làm tăng nhu động ruột. Một số thành phần trong nước vối còn có tính hơi acid. Do đó, nếu uống lúc đói có thể gây đau bụng, cồn cào.
  • Không dùng nước vối thay thế hoàn toàn nước lọc hàng ngày: Bởi trong lá vối có hàm lượng hoạt chất kháng sinh, kháng khuẩn rất mạnh, đặc biệt là ở lá vối tươi. Nếu uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi khuẩn trong đường ruột của chúng ta, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa như: nôn ói, đi ngoài,…
  • Nên uống lá vối khô hơn lá vối tươi: Nếu không dùng nước vối với mục đích kháng viêm, kháng khuẩn, thì nên sử dụng lá vối khô để pha nước thay vì lá vối tươi. Bởi lá vối tươi có hàm lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm lớn hơn trong lá khô, có thể gây kích ứng cho cơ thể như đã giải thích ở trên.
  • Chỉ nên uống 1 ấm/ 1 cốc mỗi ngày: Dù là loại đồ uống hay thuốc nào, chúng ta cũng không nên lạm dụng. Một ấm hoặc một ly mỗi ngày là vừa đủ đối với các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai.

4. Những tác dụng khác của lá vối đối với người tiểu đường thai kì

Lá vối bảo vệ làn da khỏi các vết lở ngứa, mụn nước, giúp làm sạch da, mát da và chống nám

 Giúp thanh lọc cơ thể:

Vào thời kỳ mang thai, người ta thường bị nóng trong, phát ra bên ngoài với các biểu hiện như: lở ngứa, mụn nhọt, loét miệng,… Khi đó, dân gian thường cho bà bầu uống nước lá vối để giải độc, khử khuẩn và thanh nhiệt cơ thể.

Trong nhiều trường hợp, người ta còn cho bà bầu tắm bằng nước lá vối nếu như xuất hiện lở ngứa khắp người.

Bởi trong thành phần lá vối có chứa các chất có hoạt tính kháng sinh, sát khuẩn, có thể diệt được một số nhóm vi khuẩn như: tụ cầu, phế cầu, vi khuẩn bạch hầu,…

Đồng thời, các chất chống viêm và vitamin trong lá vối, nụ vối cũng đem lại tác dụng chống viêm nhiễm và lở loét, làm mát và thanh lọc cơ thể khi bị nóng trong.

Giúp làm đẹp da:

Các hoạt chất chống viêm và vitamin như đã giải thích ở trên có thể bảo vệ làn da khỏi các vết lở ngứa, mụn nước, giúp làm sạch da, mát da và chống nám.

Đó cũng là lý do mà các bà bầu hay được khuyên tắm bằng nước lá vối để làn da sạch mụn, mịn màng.

Giúp lợi sữa:

Nhiều bà mẹ sau sinh không có đủ sữa cho con bú. Theo kinh nghiệm dân gian, các cụ thường nấu búp lá vối với chân giò heo để tẩm bổ cho các mẹ mới sinh. Bởi một số hoạt chất trong lá vối hoặc nụ vối làm mát gan, kích thích tiết sữa, làm lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ có hiểu biết hơn về chủ đề “tiểu đường thai kỳ uống nước vối“. Hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình cách sử dụng phù hợp để thu được hiệu quả tốt nhất.

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

0/5 (0 Reviews)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000