Tiêm insulin là một trong những biện pháp giúp kiểm soát tốt đường huyết. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không? Nếu tiêm thì cần lưu ý những gì? Bài viết này của MPsuno sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Nội dung bài
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin?
Khi mang thai sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bào thai là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, những vấn đề như bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không, có ảnh hưởng đến thai nhi không… thường xuyên được đề cập và giành được nhiều sự quan tâm.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời sẽ nguy hiểm đến cả mẹ và sự phát triển của thai nhi. Insulin là hormone do tuyến tụy tiết ra, được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu. Việc tiêm insulin cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng mức bình thường như các phụ nữ mang thai thai, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm bệnh gây ra.
Các nghiên cứu trên thực tế đã chứng minh việc tiêm insulin cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mang lại kết quả khả quan, an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương pháp này cho bà bầu đòi hỏi phải được theo dõi cẩn thận và cân nhắc lợi ích, nguy cơ. Trong quá trình tiêm cần thoi dõi đường huyết, ghi lại lượng insulin đã sử dụng mỗi lần tiêm nhu cầu dùng insulin của thai phụ có xu hướng tăng khi tuổi thai tăng…
Tiêm insulin sẽ được cân nhắc sử dụng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ khi các biện pháp không dùng thuốc hoặc thuốc đường uống không giúp kiểm soát tốt đường huyết. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ có thể tiêm insulin:
Dưới đây là những lưu ý cần ghi nhớ khi tiêm insulin để điều trị tiểu đường thai kỳ cho bà bầu:
Luân phiên thay đổi vị trí tiêm giúp cơ thể insulin hấp thu tốt nhất
Tiêm nhiều lần vào một vị trí sẽ dẫn đến tình trạng loạn dưỡng lipid. Điều này làm lớp mỡ dưới da bị phá hủy hình thành nên các khối u cản trở quá trình hấp thu insulin của cơ thể. Vì vậy, cần luân phiên thay đổi vị trí tiêm, vị trí tiêm mới nên cách vị trí tiêm cũ ít nhất 5 cm.
Các vị trí lý tưởng để luân phiên tiêm insulin cho mẹ bầu là: bụng, trên mông, trên cánh tay, trước hoặc bên cạnh đùi… Không nên tiêm ở những nơi có sẹo lồi, nốt ruồi to hoặc quá gần rốn.
Để đảm bảo tốt nhất bà bầu nên hẹn giờ các vị trí tiêm chẳng hạn như: tiêm vào bụng trước khi ăn sáng, tiêm vào cánh tay trước khi ăn trưa và tiêm vào đùi trước khi ăn tối.
Ở vị trí tiêm insulin cần được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trước khi thực hiện tiêm insulin vì không sẽ dễ gây nhiễm trùng vết tiêm. Có thể làm sạch vị trí tiêm cho bà bầu bằng các lấy bông gòn tẩm cồn lau lên vùng da chuẩn bị tiểm, để cho khô rồi rửa lại bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
Khi tiêm insulin cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ về cách tiêm, liều tiêm, thời điểm tiêm cũng như việc kết hợp sử dụng các thuốc khác.
Thường xuyên kiểm tra đường huyết trong quá trình tiêm insulin
Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và theo dõi được sự thay đổi đường huyết trong suố thời gian thai kỳ. Nếu đường huyết có sự thay đổi bất thường hoặc thay đổi lớn cần liên hệ ngay cho bác sĩ. Mẹ bầu nên mua máy đo đường huyết tại nhà để thuận tiện theo dõi.
Thai phụ cần kiểm tra đường huyết (kiểm tra nồng độ đường trong máu) ít nhất 4 lần/ngày bằng bộ thử đường huyết tại nhà và ghi lại kết quả để đảm bảo nồng độ đường trong máu luôn nằm trong ngưỡng an toàn. Các thời điểm nên kiểm tra đường huyết: khi đói (khi mới ngủ dậy), trước bữa ăn chính và sau bữa ăn chính 1 giờ, 2 giờ. Mục tiêu đường huyết tại các thời điểm này của mẹ bầu là: Lúc đói, trước bữa ăn dưới 95 mg/dl, 1 giờ sau ăn dưới 140 mg/dl và 2 giờ sau ăn là dưới 120 mg/dl.
Hạ đường huyết là một trong những vấn đề cần lưu ý khi tiêm insulin cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này xảy ra khi tiêm sai liều insulin; cơ thể không dung nạp đủ bột đường sau tiêm; căng thẳng, áp lực hoặc vận động quá sức.
Các dấu hiệu hạ đường huyết: Mệt mỏi, da tái nhợt, đổ mồ hôi, ngáp nhiều, mất khả năng phối hợp các cơ, nói lắp bắp thậm chí là co giật và mất ý thức. Khi có những dấu hiệu này, mẹ bầu cần kiểm soát ngày bằng cách ăn trái cây, ăn kẹo, uống nước đường…
Theo thống kê, chỉ có khoảng 10 – 20% trong tổng số phụ nữ có thai bị tiểu đường thai kỳ cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết vì phần lớn họ có thể kiểm soát thông qua việc thay đổi lối sống sống lành mạnh:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý
Ngủ đủ giấc, đúng giờ: Nghiên cứu đã chứng minh thiếu ngủ, mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai và làm nặng thêm tình trạng tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, một giấc ngủ ngon đối với bà bầu là hết sức quan trọng, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Ngủ đủ giấc giúp ngăn tiến triển của tiểu đường thai kỳ
Chủ động tái khám định kỳ: Việc tái khám định kỳ giúp cho mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết của mình hơn. Ngoài ra, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 vì vậy nên đi kiểm tra để tránh bệnh tiến triển. Tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ bị tiểu đường theo thống kê là: 2,6 – 38% trong vòng 1 năm sau sinh và 17 – 63% trong vòng 5 – 16 năm sau sinh.
Ngoài ra, mẹ bầu nên tăng cường thể dục thể thao, áp dụng các bài tập phù hợp nếu không có lý do đặc biệt phải hạn chế vận động.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin cũng như những lưu ý cần biết khi tiêm. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn thêm về bệnh tiểu đường thai kỳ, độc giả liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc truy cập TẠI ĐÂY.