Tư Vấn Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có di truyền không? Tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và giải đáp thắc mắc liên quan

Theo thống kê của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ IDF, có tới 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, tương đương với trong 11 người thì có 1 người mắc bệnh. Hiện nay, khá nhiều người thắc mắc rằng liệu tiểu đường có di truyền không? Để tìm hiểu câu trả lời, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính, có chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường. Tiểu đường được chia làm hai loại chính gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 1, mỗi loại sẽ có những đặc điểm đặc trưng khác nhau.

1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

1.1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy sản xuất không đủ hoặc không sản xuất insulin cho chuyển hóa của cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng glucose không thể vào trong tế bào, dẫn đến tăng cao lượng đường trong máu gây bệnh tiểu đường.  

1.2. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường tuýp 1 có khả năng di truyền sang thế hệ sau. Nếu nam giới mắc bệnh thì tỷ lệ di truyền sang con là 1/17. Nếu nữ giới mắc tiểu đường đã sinh con trước 25 tuổi thì tỷ lệ di truyền là 4%, còn với nữ giới mắc tiểu đường sinh con sau 25 tuổi, tỷ lệ này chỉ còn 1%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc thì tỷ lệ này là 10 – 25%.

1.3. Cách điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1

tiem insulin

Điều trị tiểu đường tuýp 1 bằng cách tiêm insulin

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh lý đái tháo đường. Do đó, cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả chính là tiêm insulin (khoảng 2 – 3 lần/ ngày theo chỉ định bác sĩ). Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp thêm các chế độ dinh dưỡng đặc biệt và tập luyện.

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?

2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 thường xuất phát từ sự đề kháng insulin trong cơ thể, có nghĩa là insulin được sử dụng không đúng cách, glucose không thể đi vào tế bào dự trữ năng lượng khiến cho lượng đường huyết tăng cao.

2.2. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có di truyền không?

Phần lớn, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không phải do di truyền mà là do các thói quen sinh hoạt hàng ngày gây nên như ăn uống không hợp lý, không vận động, luyện tập thể thao.

Ánh: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2

Ngày nay, nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 ngày tăng cao ở lứa tuổi trẻ em, đặc biệt ở trẻ bị béo phì thừa cân. Nguyên nhân phần lớn là do trẻ hay ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ vỉa hè, đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ lại hay thích chơi điện thoại, xem tivi, ít vận động.

2.3. Cách điều trị đái tháo đường tuýp 2

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phải điều trị bằng việc kết hợp các loại thuốc khác nhau để kiểm soát lượng đường huyết cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn kiêng, tập luyện phù hợp, khoa học mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.

3. Trả lời thắc mắc liên quan đến bệnh tiểu đường di truyền

3.1. Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?

tiểu đường ở đàn ông có di truyền không

Đàn ông mắc tiểu đường vẫn có thể sinh con

Chồng bị tiểu đường vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên để không gây ảnh hưởng đến sinh lý nam giới cũng như đảm bảo con sinh ra được khỏe mạnh bình thường thì cần lưu ý hơn trong việc kiểm soát và ổn định chỉ số đường huyết cơ thể.

3.2. Bệnh tiểu đường có lây không?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy bệnh tiểu đường hoàn toàn không lây, tuy nhiên nó lại có yếu tố di truyền sang thế hệ sau. Do đó, nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ bị tiểu đường thì con sẽ có khả năng bị tiểu đường cao hơn những đứa trẻ bình thường khác.

3.3. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có mắc tiểu đường không?

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có di truyền sang con không

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh nếu kiểm soát tốt đường huyết trước và trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp kết hợp với tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

3.4. Mẹ bị tiểu đường cho con bú có lây không?

Mẹ bị tiểu đường hoàn toàn có thể cho con bú mà không lo lắng sẽ lây bệnh cho con. Việc cho bé bú không những giúp bé đảm bảo dinh dưỡng mà còn giúp mẹ kiểm soát đường huyết của mẹ tốt hơn. Tuy nhiên, sau sinh mẹ thường ít sữa, không đủ cho con bú. Do đó cần lựa chọn biện pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến đường huyết cơ thể.

Như vậy, dược sĩ MPsuno đã giúp bạn hiểu rõ hơn việc tiểu đường có di truyền không. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ với tổng đài MIỄN CƯỚC 1800.2004 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Đọc thêm:

5/5 (1 Review)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000