Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường

7+ thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 áp dụng cho 1 tuần

Bên cạnh việc tuân thủ uống thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ dẫn của bác sĩ, người tiểu đường cũng nên xây cho mình một chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, khoa học để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Hãy cùng tham khảo thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thực phẩm nên sử dụng cho người tiểu đường tuýp 2

thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn uống khoa học dành cho người tiểu đường theo tháp thức ăn

Một chế độ ăn khoa học là một chế độ cung cấp cân bằng lượng dưỡng chất cho cơ thể. Và dĩ nhiên, người tiểu đường cũng cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm như:

  • Thực phẩm nhóm tinh bột ít đường: gạo lứt, gạo còn vỏ cám, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ
  • Thực phẩm nhóm đạm: cá nạc, thịt nạc, thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da
  • Thực phẩm nhóm chất béo bão hòa: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu olive
  • Thực phẩm nhóm rau củ: tất cả các loại rau với cách chế biến hấp, luộc không thêm sốt có chất béo
  • Thực phẩm nhóm hoa quả: dâu tây, việt quất, nho đen, bưởi, cam, quýt, bơ, các loại trái cây ít ngọt

2. Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 sử dụng luân phiên trong 1 tuần

2.1. Thực đơn ngày thứ 2

  • Bữa sáng: 1 bát vừa bún ngan
  • Bữa phụ 1: 3 múi bưởi
  • Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh rau ngót thịt băm, 1 đĩa bí luộc, 1 đĩa cá thu sốt
  • Bữa phụ 2: 150g dứa
  • Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh đậu bắp nấu thịt heo, 1 đĩa nộm gà, 1 đĩa rau muống luộc
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường

2.2. Thực đơn ngày thứ 3

  • Bữa sáng: 1 bát vừa phở gà
  • Bữa phụ 1: 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường
  • Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh cà chua nấu giá, 1 đĩa súp lơ luộc, 1 đĩa mướp đắng nhồi thịt
  • Bữa phụ 2: 200g dâu tây
  • Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh rau mồng tơi, 1 đĩa tôm hấp, 1 đĩa cà
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa chua không đường

2.3. Thực đơn ngày thứ 4

  • Bữa sáng: 1 bát phở gà cỡ vừa
  • Bữa phụ 1: 1 quả quýt
  • Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh kim chi, 1 đĩa tôm rang, 1 đĩa rau cải luộc
  • Bữa phụ 2: 100g bơ
  • Bữa tối: ½ chén cơm trắng, 1 đĩa bông cải xanh xào cà rốt, 1 bát canh chua cá rô đồng, 1 đĩa thịt luộc.
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường

2.4. Thực đơn ngày thứ 5

  • Bữa sáng: 1 bát ngũ cốc 150g và 1 cốc sữa không đường
  • Bữa phụ 1: 150g dưa lưới
  • Bữa trưa: ½ chén cơm trắng, 1 đĩa cá ngừ kho dứa, 1 bát canh rau dền, 2 quả dưa chuột
  • Bữa phụ 2: ½ quả cam
  • Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 đĩa thịt kho tiêu, 1 bát canh rau đay nấu cua, 1 đĩa bắp cải luộc
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa chua không đường

2.5. Thực đơn ngày thứ 6

  • Bữa sáng: 1 bát bún mọc cỡ vừa
  • Bữa phụ 1: ½ quả ổi
  • Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh giá đỗ, 1 đĩa thịt băm, 1 đĩa rau muống luộc
  • Bữa phụ 2: 150g nho đen
  • Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh rau lang, 1 đĩa ức gà nướng, 1 đĩa súp lơ luộc
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa cho người tiểu đường

2.6. Thực đơn ngày thứ 7

  • Bữa sáng: 1 bát phở cỡ vừa + rau xà lách
  • Bữa phụ 1: 1 trái chuối
  • Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh rau đay nấu cua, 1 đĩa cá hấp, 1 đĩa rau dền luộc
  • Bữa phụ 2: 1 cốc sữa cho người tiểu đường
  • Bữa tối: ½ bát cơm trắng, 1 bát canh mướp, 1 đĩa mực xào dứa, 1 đĩa rau bí luộc
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa chua không đường

2.7. Thực đơn ngày chủ nhật

  • Bữa sáng: 1 bát cháo gà cỡ vừa + 1 cốc sữa cho người tiểu đường
  • Bữa phụ 1: ½ quả táo
  • Bữa trưa: ½ bát cơm trắng, 1 đĩa thịt nạc heo kho, 1 bát canh bí đỏ nấu tôm, 1 đĩa su su luộc
  • Bữa phụ 2: 150g đu đủ chín vừa
  • Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh bầu nấu tôm, 1 đĩa đậu nhồi thịt, 1 đĩa giá luộc
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa cho người tiểu đường

3. Lưu ý khi lên thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2

Bên cạnh việc bổ sung đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, để giúp người tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, bạn cần lưu ý những điều sau:

3.1. Đa dạng thức ăn cho người bệnh

thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2

Người tiểu đường cần có thực đơn đa dạng trong bữa ăn

Không chỉ với người tiểu đường mà ngay cả với người bình thường nếu thiếu hay thừa chất đều dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Do đó, việc ăn uống đa dạng sẽ vừa đảm bảo cân bằng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời kích thích vị giác, giúp bữa ăn trở nên ngon hơn. Nhờ đó, cơ thể cũng chuyển hóa tốt hơn, tăng cường đề kháng cơ thể.

3.2. Bữa ăn cung cấp vừa đủ năng lượng cho người bệnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên bổ sung vừa đủ năng lượng để đảm bảo nhu cầu hoạt động của họ mỗi ngày. Việc bổ sung dư thừa sẽ tích tụ lại trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó, bệnh tình cũng trở nên khó kiểm soát hơn.

3.3. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Người bệnh tiểu đường nên chỉ nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày. Như vậy sẽ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể. Đồng thời người bệnh sẽ hấp thụ và chuyển hóa một cách từ từ để đảm bảo không gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

3.4. Kiểm tra đường huyết sau ăn

máy đo đường huyết không cần lấy máu

Người tiểu đường cần kiểm tra đường huyết sau mỗi bữa ăn

Không chỉ quan tâm đến việc ăn uống, luyện tập, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý đến đường huyết cơ thể dao động như thế nào trong ngày, nhất là những thời điểm sau bữa ăn. Bệnh nhân nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để thuận tiện cho việc kiểm tra đường.

Nếu đường huyết sau ăn tăng quá cao hay hạ quá thấp thì có nghĩa là chế độ ăn của bạn đang chưa hợp lý và cần phải điều chỉnh lại. Nhờ theo dõi đường huyết, người tiểu đường cũng sẽ kiểm soát tốt đường huyết hơn, ngừa biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Tham khảo một số loại máy đo đường huyết tốt nhất trên thị trường hiện nay tại ĐÂY.

3.5. Ưu tiên sử dụng các món luộc, hấp

Người tiểu đường cần ưu tiên chế biến thực phẩm theo cách hấp, luộc, hầm vì món ăn sẽ trở nên thanh đạm, dễ tiêu hơn. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ sẽ dễ làm tăng chỉ số đường huyết cơ thể, tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.

3.6. Nên đi lại nhẹ nhàng sau bữa ăn

Khoa học đã chứng minh, đi lại nhẹ nhàng sau ăn sẽ giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng dư thừa, giảm lượng đường trong máu. Do đó, dành 15 phút để đi lại nhẹ nhàng sau ăn là điều rất tốt cho người bệnh tiểu đường, huyết áp, mỡ máu.

Như vậy, dược sĩ chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường đã giới thiệu cho bạn thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 để bạn có thể tham khảo. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 để được dược sĩ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Đọc thêm:

0/5 (0 Reviews)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    275.000
    495.000
    0