Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu như mẹ bầu kết hợp một chế độ ăn uống khoa học và luyện tập hợp lý. Do đó, việc cân bằng dinh dưỡng bằng cách xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường là một việc được ưu tiên hàng đầu. Cùng đọc bài viết dưới đây để tham khảo thực đơn đầy đủ cho 7 ngày.
Nội dung bài
Tiểu đường ở bà bầu tác động không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, bà bầu phải tuân thủ chỉ định điều trị cũng như xây thực đơn hàng ngày để:
Xây dựng chế độ ăn khoa học để ổn định đường huyết bảo vệ cả mẹ và thai nhi
Dưới đây là thực đơn tham khảo trong 7 ngày dành cho bà bầu bị tiểu đường:
Bữa sáng: 1 bát phở gà cỡ vừa + 1 múi bưởi
Bữa trưa: 1,5 chén cơm gạo lứt + 1 miếng ức gà nướng + 1 đĩa salad rau, cà chua bi trộn với dầu ô liu
Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt + 1 miếng thịt gà lợn luộc + 1 bát canh mồng tơi
Bữa sáng: 1 bát phở bò cỡ vừa + 1 quả táo
Bữa trưa: 2 chén cơm gạo lứt + 1 bát canh rau muống nấu ngao + 1 khúc cá ngừ kho + 1 quả táo
Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt + 1 đĩa thịt gà xào nấm + 1 bát canh cải xoong
Bữa sáng: 2 lát bánh mì + 1 miếng trứng ốp la + 1 cốc sữa cho bà bầu bị tiểu đường
Bữa trưa: 1,5 chén cơm trắng + 1 bát canh bí đỏ nấu xương + 1 quả dưa chuột + 2 quả trứng chiên + ⅓ quả thanh long ruột đỏ
Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt + 1 lát cá ngừ kho + 1 củ cà rốt luộc + 1 bát canh cua rau dền + 1 trái quýt
Bữa sáng: 6 cái há cảo hấp, 1 ly sữa dành riêng cho mẹ bầu bị tiểu đường
Bữa trưa: 2 bát cơm gạo lứt + 1 đĩa đậu phụ nhồi thịt + 1 đĩa rau lang luộc + 1 bát canh mướp + 1 miếng dưa hấu nhỏ
Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt + 1 bát canh bắp cải với thịt + 1 miếng cá thu kho + 1 quả lê
Bữa ăn của mẹ bầu tiểu đường vẫn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Bữa sáng: 1 bát yến mạch với sữa tươi không đường, 4 quả chôm chôm
Bữa trưa: 2 bát cơm gạo lứt + 1 bông cải luộc + 1 bát canh bí đao nấu thịt + ½ quả bơ
Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt + 1 miếng chả lụa + 1 bát canh dưa chua nấu cá + 1 miếng dưa hấu
Bữa sáng: 1 bát phở mọc cỡ vừa + 1 quả táo
Bữa trưa: 2 bát cơm gạo lứt + 1 đĩa tôm nướng + 1 bát canh rau nấu thịt + 1/ 2 quả mãng cầu
Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt + 1 đĩa thịt gà rang + 1 bát canh đu đủ nấu thịt + 1 quả ổi
Bữa sáng: 2 quả trứng luộc, 1 bắp ngô, ½ quả bơ, 1 đĩa salad rau
Bữa trưa: 2 bát cơm gạo lứt + 1 miếng cá rô kho +1 đĩa rau muống luộc + 1 bát canh bí xanh + 4 quả mận
Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt + 1 đĩa thịt kho trứng + 1 bát canh đu đủ nấu thịt lợn
Bên cạnh việc lên thực đơn hàng ngày, mẹ bầu bị tiểu đường cần lưu ý những điều sau:
Bữa sáng rất quan trọng với sức khỏe, không chỉ với mẹ bầu mà với tất cả mọi người. Lý do là vì sau một đêm dài, cơ thể mẹ bầu cần bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể và cả thai nhi phát triển. Nếu mẹ bầu bỏ bữa sáng sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến dạ dày và rối loạn đường huyết, giảm chức năng miễn dịch
Mẹ bầu tiểu đường đặc biệt không nên bỏ bữa sáng để cung cấp đủ năng lượng cho cả 2 mẹ con
Do đồ ngọt có thể gây tăng cao đường huyết của mẹ bầu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, dễ gặp phải các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Việc chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 – 5 bữa có thể giúp mẹ bầu kiểm soát đường trong máu sau ăn không bị tăng quá cao và luôn ổn định trong cả ngày. Hơn nữa điều này cũng giúp mẹ bầu bớt cơn đói, thèm ăn.
Thực phẩm đóng hộp thường chứa lượng dưỡng chất không cân bằng và cũng không nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu. Hơn nữa nó còn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa đường. Nhờ đó có thể kiểm soát tốt đường huyết, tăng cường sức khỏe và ngừa biến chứng tiểu đường.
Bên cạnh việc ăn uống khoa học thì các mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng
Nói tóm lại, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường là thật sự cần thiết để kiểm soát tốt sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem đến hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc hay đóng góp thông tin, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.2004 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Đọc thêm: