Điều trị tiểu đường thai kỳ điều quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn uống. Việc ăn uống đúng cách vừa giúp cho mẹ và bé có đủ chất dinh dưỡng, vừa cải thiện tình trạng bệnh. Nếu không cải thiện chúng ta mới sử dụng thuốc. Cùng tìm hiểu vấn đề kỹ hơn dưới bài viết.
Nội dung bài
-Kiểm soát lượng glucose máu
-Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất cho cả mẹ và bé
-Duy trì luyện tập thể dục, thể thao.
-Phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường thai kỳ cho mẹ và bé như sinh non, thai chết lưu, đa ối…
Hầu hết các thai phụ chỉ cần tuân thủ đúng chế độ ăn uống thì tiểu đường thai kỳ đã được kiểm soát, mẹ và bé đều nhận đủ chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Nếu không tuân thủ đúng có sẽ dẫn đến những nguy cơ biến chứng đái tháo đường thai kỳ
Carbohydrate sau khi ăn vào cơ thể chuyển hóa thành glucose, glucose đi vào máu làm tăng lượng đường trong máu. Bình thường glucose trong máu được tuyến tụy tiết insulin để chuyển glucose vào tế bào sử dụng. Khi mang bầu, lượng insulin có thể sản xuất không đủ để vận chuyển glucose, dẫn tới tiểu đường thai kỳ.
Carbohydrate có trong rất nhiều loại thực phẩm, loại carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp và trung bình sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết từ từ, loại carbohydrate có chỉ số đường huyết cao sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Những người đái tháo đường thai kỳ nên sử dụng loại carbohydrate có chỉ số glucose huyết trong thực phẩm (GI) thấp, loại GI trung bình nên ăn giảm, còn loại có chỉ số GL cao thì hạn chế sử dụng tối đa.
Nên chia nhỏ lượng đường hấp thu chia đều ra 3 bữa, có thể có thêm 2-3 bữa phụ nhỏ để lượng đường trong máu không bị quá cao.
-Chất béo xấu làm cho lượng glucose trong máu tăng đáng kể do nó làm tăng tích tụ chất béo trong tế bào, làm giảm độ nhạy cảm insulin của tế bào
-Chất béo xấu là các chất béo bão hòa (mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, phô mai), chất béo chuyển hóa (có trong các loại thức ăn chiên ngập dầu mỡ, bánh quy, bánh rán…)
-Nên chuyển các món rán sang các món luộc.
-Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, nên ăn cá và thịt gia cầm.
-Nên dùng những loại sữa ít chất béo hoặc sữa được tách chất béo.
Protein cần bổ sung đầy đủ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, tỷ lệ protein của động vật ít nhất 35%
Nên bổ sung cả protein động vật và protein thực vật: các loại đậu. hạnh nhân, bơ, trứng, sữa, cá, thịt gà…
Vitamin và khoáng chất bổ sung đầy đủ như bà bầu bình thường, lưu ý bổ sung đầy đủ canxi, sắt.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều muối
Bà bầu nên hạn chế ăn muối, ăn nhiều muối trong giai đoạn thai kỳ tăng nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp thai kỳ ngoài ra nó khiến bạn luôn bị khát nước. Muối cũng làm giảm độ nhạy cảm của insulin, làm tăng lượng đường trong máu.
Đi bộ giúp các cơ săn chắc, tử cung co bóp nhịp nhàng giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn, giảm táo bón và nguy cơ tiền sản giật. Bụng của bà bầu trong tam cá nguyệt thứ hai khiến trọng lượng cơ thể đồn về phía trước, vì vậy khi đi bộ nên ngả người một chút về phía sau cho an toàn.
Lưu ý: Nên dùng các loại dép đế thấp khi đi bộ.
Bơi lội mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, bao gồm:
Yoga giúp cơ thể thoải mái, sinh nở tốt
Các bài tập yoga giúp cơ thể được thoải mái, cơ bắp vận động, giúp quá trình sinh nở dễ hơn. Thực hiện các bài luyện thở sâu, giúp cung cấp một lượng lớn oxy và thải CO2 tốt hơn.
Sau khi điều trị 1-2 tuần với chế độ ăn uống tập luyện, hoặc xét nghiệm thấy glucose trong máu quá cao hay thai nhi lớn hơn so với tuổi thai thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc.
Mục tiêu kiểm soát đường máu:
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về bệnh tiểu đường thai kỳ, độc giả liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc truy cập TẠI ĐÂY