Biến Chứng Tiểu Đường

9 cơ chế biến chứng bệnh tiểu đường mà bạn không ngờ tới

Bệnh tiểu đường thường có diễn biến âm thầm và hậu quả đáng sợ nhất của nó là các biến chứng, tương ứng với các cơ chế biến chứng bệnh tiểu đường khác nhau. Vậy những biến chứng do đái tháo đường gây ra là gì? Cơ chế của các biến chứng đó như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết bên dưới đây.

1. Cơ chế gây biến chứng bệnh tiểu đường cấp tính

1.1. Cơ chế hôn mê do hạ đường huyết.

Cơ chế

Biến chứng hôn mê do hạ đường huyết gây đe dọa tính mạng người bệnh

Biến chứng hôn mê do hạ đường huyết gây đe dọa tính mạng người bệnh

Hôn mê là cơ chế biến chứng tiểu đường xảy ra ở các bệnh nhân sử dụng quá liều các thuốc điều trị đái tháo đường ( insulin, sulfamid…) hoặc sử dụng các thuốc trong tình trạng đói, mệt, lao động quá sức… dẫn đến lượng đường trong máu giảm đến mức gây nguy hiểm.

Triệu chứng lâm sàng điển hình

  • Toàn thân: Cảm thấy mệt lả người, đau đầu, chóng mặt.
  • Gây rối loạn hệ thần kinh thực vật: Da xanh tái, ra nhiều mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh, run tay.
  • Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh, có hiện tượng tăng huyết áp tâm thu.
  • Hệ tiêu hoá: Có cảm giác đói cồn cào, gây buồn nôn và nôn, tiêu chảy.
  • Ngoài ra còn có thể gặp các triệu chứng như: Co giật, rối loạn cảm giác, nhìn đôi, nhìn ba…

Xét nghiệm cận lâm sàng

Glucose trong máu < 3,9 mmol/l (<70mg/dl)

1.2. Cơ chế gây hôn mê do nhiễm toan ceton

Cơ chế

Đây là cơ chế biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường xảy ra khi mất bù chuyển hóa do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối, dẫn đến tăng đường máu cùng với đó là đi kèm với việc tăng tạo các hợp chất xeton, hậu quả là gây ra nhiễm acid chuyển hóa.

Triệu chứng lâm sàng điển hình

  • Dấu hiệu mất nước: Da khô nhăn nheo, mắt trũng, huyết áp tụt, nhịp nhanh
  • Trên hệ hô hấp: Thở kiểu nhanh và sâu (kiểu Kussmaul), hơi thở có mùi ceton
  • Trên hệ tiêu hóa: Chán ăn, đau bụng từng cơn, cảm thấy buồn nôn và nôn, tiêu chảy.

1.3 Cơ chế gây hôn mê do nhiễm toan lactic

Cơ chế

Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, những bệnh nhân đái tháo đường sử dụng thuốc  điều trị là Metformin có tỷ lệ dẫn đến biến chứng nhiễm toan lactic cao.

Cơ chế giải thích cho nguyên nhân này chính là Metformin ức chế quá trình tân tạo glucose và trong đó có cơ chất là lactat nên gây ra lắng đọng. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố nguy cơ như người bệnh mắc kèm các bệnh lý như: Suy gan, suy thận…

Triệu chứng lâm sàng điển hình

  • Trên hệ tiêu hoá: Đau bụng, buồn nôn và gây nôn nhiều
  • Trên hệ hô hấp: Nhịp thở kiểu Kussmaul (thở nhanh và sâu), hơi thở có mùi ceton
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng như: Thân nhiệt và huyết áp giảm, ý thức lơ mơ và rơi vào hôn mê

1.4. Cơ chế gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Cơ chế

Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 hoặc mắc đồng thời các bệnh lý sau đây dẫn đến giảm lượng dịch đưa vào: Nhiễm khuẩn, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Triệu chứng lâm sàng điển hình

Biểu hiện phổ biến của biến chứng hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Dấu hiệu mất nước nặng do tiểu nhiều, mất cảm giác hoặc vận động, vật vã hay co giật…

Những biến chứng phía trên đều là những biến chứng cấp cứu và đe doạ tính mạng, người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng biện pháp điều trị và kết hợp nâng cao chất lượng sức khoẻ để đề phòng các biến chứng trên.

2. Cơ chế gây biến chứng bệnh tiểu đường mãn tính

2.1. Cơ chế gây biến chứng về mắt

Cơ chế

Biến chứng về mắt do bệnh đái tháo đường gây ra làm giảm thị lực khiến người tiểu đường bị chóng mặt. Điều đó có thể dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là gây mù loà. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do lượng đường huyết tăng cao. Khi đấy sẽ khiến thuỷ tinh thể trong mắt sưng lên và làm thay đổi tầm nhìn của bệnh nhân.

Triệu chứng lâm sàng điển hình

Người bệnh sẽ có cảm giác nhìn mờ, mất khả năng phân biệt màu sắc, có thể thấy đốm đen ở trước mắt. Cần lưu ý vì các dấu hiệu này dấu với suy giảm thị lực ở người cao tuổi

2.2. Cơ chế gây biến chứng ở thận

Cơ chế

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý về thận. Bệnh thường tiến triển qua 5 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Tốc độ lọc của cầu thận hơi tăng do lượng máu đến thận tăng, lúc này nồng độ của creatinin huyết tương và độ thanh thải creatinin chưa thay đổi đáng kể để phát hiện ra người bệnh suy giảm chức năng thận.
  • Giai đoạn 2: Vẫn chưa có những biểu hiện những lâm sàng rõ rệt, một điểm lưu ý là ở cầu thận có sự thay đổi về các nhu mô.
  • Giai đoạn 3: Bắt đầu biểu hiện các dấu hiệu đặc trưng và xuất hiện microalbumin trong nước tiểu.
  • Giai đoạn 4: Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy lượng protein niệu trong nước tiểu > 550mg/ ngày và chắc chắn sẽ tiến triển đến giai đoạn bệnh thận cuối
  • Giai đoạn 5: Giai đoạn cuối cùng của bệnh thận, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân và có thể phải điều trị bằng phương pháp thay thận.
cơ chế biến chứng ở thận của bệnh tiểu đường

“Sát thủ thầm lặng” gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Triệu chứng lâm sàng điển hình

Biến chứng này diễn biến âm thầm và thường không có các triệu chứng lâm sàng cụ thể. Vì thế người bệnh khó ứng phó kịp thời, những biểu hiện rõ rệt chỉ xảy ra khi căn bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm.

2.3. Cơ chế gây biến chứng thần kinh

Cơ chế

Cơ chế của biến chứng này là hậu quả của rối loạn chuyển hóa dẫn đến làm giảm nồng độ myo inositol

Cơ chế của biến chứng này là hậu quả của rối loạn chuyển hóa dẫn đến làm giảm nồng độ myo inositol

Biến chứng thần kinh ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Cơ chế của biến chứng này là hậu quả của rối loạn chuyển hóa dẫn đến làm giảm nồng độ myo inositol.

Ngoài ra còn gây tăng sorbitol và fructose có mặt trong các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là do thiếu máu cục bộ gây thoái hoá dây thần kinh và giảm tiêu thụ oxy.

Triệu chứng lâm sàng điển hình

Biến chứng thần kinh hay gặp ở bệnh đái tháo đường:

  • Viêm đa dây thần kinh ngoại biên: Người bệnh có cảm giác đau nhức như bị điện giật ở các chi dưới.
  • Biến chứng ở thần kinh thực vật: Gây ra tổn thương tại nhiều cơ quan trên cơ thể: Hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ sinh dục tiết niệu…

2.4. Cơ chế gây biến chứng nhiễm trùng

Cơ chế

Biến chứng này còn được biết đến với tên “hoại tử tiểu đường”. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao gặp nhiễm trùng do thiếu insulin làm giảm khả năng thực bào của cơ thế. Từ đó gây giảm sức đề kháng, đây là yếu tố thuận lợi để các vi khuẩn có thể tấn công người bệnh và gây ra nhiễm trùng.

Triệu chứng lâm sàng điển hình

Một số nhiễm trùng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường: Viêm bàng quang, viêm phổi…

2.5. Cơ chế gây biến chứng loét bàn chân

Cơ chế

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân đái tháo đường là do người bệnh gặp nhiều biến chứng khác như: Biến chứng về thần kinh, nhiễm trùng và mạch máu.

Triệu chứng lâm sàng điển hình

cơ chế biến chứng bệnh tiểu đường trên bàn chân

“Bàn chân tiểu đường” là biến chứng phổ biến

Tổn thương bàn chân thường bắt đầu từ các ngón chân, hình thành các cục chai, ổ loét, nhiễm trùng và hoại tử.

Những biến chứng mạn tính do bệnh đái tháo đường gây ra đều tiến triển rất âm thầm. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện khi đã tiến đến giai đoạn nguy hiểm của bệnh.

Xem thêm: Chuột rút ở người bị tiểu đường có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra nhiều nguy hiểm đe doạ tính mạng của người bệnh, cần chú ý đến cơ chế bệnh sinh của biến chứng bệnh tiểu đường và các triệu chứng lâm sàng điển hình để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Nếu còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc gì liên quan đến cơ chế biến chứng bệnh tiểu đường, xin vui lòng liên hệ 1800.2004 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất

0/5 (0 Reviews)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000