Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng insulin hoặc cả 2. Bệnh được chia thành bao nhiêu tuýp? Cơ chế gây bệnh tiểu đường theo từng tuýp như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Nội dung bài
Đái tháo đường hay tiểu đường là căn bệnh liên quan đến chứng rối loạn chuyển hóa carbohydrat, với đặc điểm là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do hormon insulin của tụy bị thiếu hụt hoặc giảm tác động trong cơ thể hoặc cả 2.
Tăng đường huyết mạn tính trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa như carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương các hệ cơ quan đặc biệt ở mạch máu, thần kinh, tim, thận, mắt.
Hiện nay, các Tổ chức Y tế phân loại đái tháo đường thành 2 loại chính:
Đái tháo đường tuýp 1:
Loại này thường bắt gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Đường huyết tăng cao do tế bào beta đảo tụy không sản sinh được insulin, dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối.
Đái tháo đường tuýp 2:
Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất. Thông thường, cơ thể người bị đái tháo đường tuýp 2 vẫn tự sản xuất được insulin, tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà tế bào không thể sử dụng được nó. Hiện tượng này được gọi là đề kháng insulin. Kết quả là đường huyết sẽ tăng lên theo thời gian. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Ngoài ra, đái tháo đường còn do các nguyên nhân khác như: Đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất…
Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng đường huyết tăng cao do tế bào beta của đảo tụy bị tổn thương, gây nên tình trạng thiếu hụt hormone insulin tuyệt đối.
Quá trình tổn thương tế bào beta gọi là quá trình tự miễn dịch hay cơ chế qua trung gian miễn dịch. Các tác nhân môi trường sẽ tấn công những cá thể mang yếu tố bẩm sinh đối với đái tháo đường tuýp 1. Chỉ một tổn thương nhỏ của tế bào beta cũng làm giải phóng ra kháng nguyên, kích hoạt cơ thể sản sinh tự kháng thể gây hoạt hóa phản ứng viêm tiểu đảo tự miễn.
Đại thực bào lympho được hoạt hóa sẽ bao quanh đảo tụy và tiết ra các chất trung gian kích hoạt quá trình viêm, trong đó có Interleukin-1 độc với tế bào. Các tế bào beta bị tổn thương và phá hủy dần, không còn khả năng tiết insulin. Khi không có insulin, glucose không được vận chuyển vào tế bào, chúng ở lại trong máu làm đường huyết tăng cao. Nồng độ insulin trong cơ thể người đái tháo đường tuýp 1 luôn ở mức thấp rất nguy hiểm.
Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng cơ thể tự tấn công tuyến tụy, có thể do di truyền và môi trường. Những người có cơ địa mẫn cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 1 sau một tấn công của môi trường bên ngoài (virus quai bị, sởi, coxsackievirus B…). Những cá nhân có mang kháng nguyên HLA B8, B15 nhất là DR3, DR4, DR3/DR4 sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 1.
Một số yếu tố nguy cơ được biết đến gây tiểu đường tuýp 1 bao gồm:
Do tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối nên bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần được điều trị bằng cách tiêm bổ sung insulin suốt đời.
Insulin là hormone do tuyến tụy tiết ra nhằm mục đích vận chuyển glucose trong máu vào tế bào, giúp hạ đường huyết. Khi glucose máu tăng cao, tuyến tụy sẽ kích thích bài tiết lượng insulin vừa đủ để vận chuyển glucose vào tế bào, còn khi glucose máu xuống thấp thì tụy sẽ ngừng bài tiết insulin.
Ở những người đái tháo đường tuýp 2, cơ thể vẫn sản sinh đủ lượng insulin, nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insulin, hoặc do lượng glucose đưa vào cơ thể quá nhiều khiến insulin tiết ra không đủ đáp ứng việc vận chuyển chúng vào tế bào. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng tiết insulin của tuyến tụy. Kết quả là đường huyết sẽ tăng cao và đến một mức nào đó sẽ gây nên tình trạng đái tháo đường.
Đây là căn bệnh tăng đường huyết mạn tính, hiện nay trên thế giới chưa có cách chữa bệnh này. Khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 2, các bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường, giúp hạ đường huyết về mức ổn định. Các biện pháp hỗ trợ kèm theo như chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho người tiểu đường, sử dụng các thực phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết (dây thìa canh, cam thảo đất…).
Đọc thêm:
Độ tuổi mắc bệnh tiểu đường là gì? Dấu hiệu báo trước và cách phòng
Theo các nhà khoa học, tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến gen, và trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ phải tiếp xúc với yếu tố như virus thì mới có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Lựa chọn lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và phòng tránh đái tháo đường tuýp 2, kể cả khi gia đình có người mắc căn bệnh này. Dưới đây là một số gợi ý về lối sống khoa học:
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về phân loại, cơ chế bệnh tiểu đường. Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính và hiện chưa có giải pháp điều trị dứt điểm. Do đó, cần chủ động tuân thủ lối sống lành mạnh để phòng tránh bệnh đái tháo đường.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh tiểu đường, các bạn vui lòng liên hệ theo số tổng đài 1800.2004 để được tư vấn và giải đáp.