Xét Nghiệm Tiểu Đường

Chỉ số đường huyết lúc đói (FPG) là gì? Bao nhiêu là cao và cách yếu tố ảnh hưởng?

Chỉ số đường huyết lúc đói cao bao nhiêu là có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường? Cần làm gì để điều chỉ chỉ số đường huyết lúc đói về mức bình thường? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

1. Vai trò của chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói (FPG)

Chỉ số đường huyết lúc đói được đo sau khi nhịn ăn 8 tiếng

Chỉ số đường huyết khi đói (hay còn gọi là chỉ số glucose FPG) là nồng độ đường trong máu đo được khi cơ thể đã nhịn ăn hoặc không ăn bất cứ thứ gì trong vòng ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Vì vậy, chỉ số này thường được đo vào buổi sáng, trước khi ăn sáng.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường của hiệp hội Đái tháo đường Mỹ ADA, chỉ số đường huyết lúc đói còn được định nghĩa là:

“Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 7 mmol/l (hay 126 mg/dL). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ)”

Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói là một trong những xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Bên cạnh đó, nồng độ đường huyết lúc đói cũng giúp đánh giá hiệu quả điều trị trên những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

2. Ý nghĩa chỉ số đường huyết lúc đói (FPG)

chỉ số đường huyết lúc đói (FPG)

Chỉ số đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dl là bình thường

Như đã nói ở trên, chỉ số đường huyết lúc đói là thông số quan trọng và có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán đái tháo đường. Chỉ số này được chia thành các mốc như sau:

  • Dưới 3.9 mmol/L (hay dưới 70 mg/Dl): Lúc này người bệnh có thể có những triệu chứng hạ đường huyết như: chóng mặt, đói, cồn cào, choáng, chân tay run,…
  • Từ 3.9 đến 5.5 mmol/L (hay 70 – 100 mg/dL): Là chỉ số bình thường ở người khỏe mạnh.
  • Từ 5.6 – 6.9 mmol/L (100 – 125 mg/dL): Người bệnh có thể bị rối loạn đường huyết lúc đói, cần theo dõi và xét nghiệm thêm.
  • Lớn hơn 7,0 mmol/l (126mg/dL trở lên): Đây là mức cao hơn ngưỡng bình thường, rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Mặc dù chỉ số đường huyết lúc đói tương đối chính xác để chẩn đoán bệnh, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, ngoài xét nghiệm này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện thêm những xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nhất.

Điều này là cần thiết với cả những người có chỉ số đường huyết lúc đói bất thường hay người bình thường nhưng có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường.

3. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới chỉ số glucose máu lúc đói

stress

Yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò khá quan trọng quyết định kết quả của xét nghiệm glucose

Trong chẩn đoán đái tháo đường, kết quả xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói đối quan trọng. Kết quả này có chính xác hay không không chỉ phụ thuộc vào trình độ của nhân viên xét nghiệm hay máy móc mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xuất phát từ bệnh nhân.

Vì vậy, để nhận được chỉ số xét nghiệm đường huyết lúc đói chính xác nhất, bạn cần lưu ý những yếu tố dưới đây:

  • Thời gian xét nghiệm: Thời điểm xét nghiệm đường huyết lúc đói được thể hiện ngay ở định nghĩa của chỉ số này. Bạn cần đảm bảo xét nghiệm đúng “lúc đói” tức là cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng, vì vậy bạn cần tránh ăn tối quá muộn hoặc ăn đêm.
  • Tâm lý: Yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò khá quan trọng quyết định kết quả của xét nghiệm glucose. Stress hay căng thẳng tâm lý có thể dẫn đến thay đổi các hormon như glucocorticoid, catecholamin, glucagon,… Các hormon này đều ảnh hưởng đến điều hòa đường huyết của cơ thể
  • Ảnh hưởng của các thuốc khác đang sử dụng: Rất nhiều thuốc ảnh hưởng đến nồng độ glucose máu lúc đói khi xét nghiệm. Một số thuốc làm giảm glucose máu có thể kể đến như: Acetaminophen, thuốc ức chế MAO, basiliximab, theophyllin, carvediol, desipramin, ethanol, gemfibrozil… Một số thuốc khác lại làm tăng nồng độ glucose máu: bicalutamid, gemfibrozil, corticosteroid, diazoxid, isoniazid, adrenalin, estrogen, furosemid,… Vì vậy cần lưu ý ngừng thuốc hoặc thực hiện xét nghiệm trước khi dùng các thuốc kể trên.

Như vậy, để kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói chính xác nhất, người được làm xét nghiệm cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng đồng thời nhịn ăn đủ 8 tiếng và liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ làm xét nghiệm.

4. Cách xử lý khi người có chỉ số đường huyết lúc đói cao

Tập thể dục tốt cho người có chỉ số đường huyết cao

Nếu phát hiện bản thân hoặc người quen có chỉ số đường huyết lúc đói cao hơn mức bình thường (so với các mốc ở mục 2), cần thực hiện lại xét nghiệm vào sáng hôm sau để xác định kết quả là chính xác. Lúc này, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu của xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói như nhịn ăn đủ 8 tiếng, giữ tâm lý thoải mái và tránh các thuốc làm thay đổi đường huyết.

Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 vẫn cho kết quả cao hơn chỉ số bình thường, người bệnh cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Nên giảm cân: Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường. Đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết lúc đói tăng cao. Do đó bệnh nhân nên giảm cân nếu trọng lượng cơ thể vượt ngoài khoảng BMI (chỉ số khối cơ thể) bình thường.
  • Giảm đường, tinh bột trong bữa ănChế độ ăn uống khoa học sẽ giúp giữ chỉ số đường huyết lúc đói ở mức ổn định. Người có chỉ số đường huyết lúc đói cao cần giảm tiêu thụ những thực phẩm chứ nhiều đường và tinh bột như bánh ngọt, kẹo, gạo trắng, đồ ăn nhanh… Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bổ sung vitamin và chất xơ từ sau xanh và hoa quả.
  • Tăng cường vận động: Tăng cường vận động không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Người có chỉ số đường huyết lúc đói cao cần vận động hoặc luyện tập thể dục ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông 30 phút buổi sáng và 30 phút buổi chiều.
  • Từ bỏ rượu bia, thuốc lá: Đồ uống có cồn và các chất kích thích khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến nồng độ đường huyết của cơ thể. Chúng vừa làm thay đổi hormon điều hòa đường, vừa ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa và dự trữ đường của gan. Ngoài ra, sử dụng rượu bia lâu ngày cũng làm giảm hoạt động của insulin, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, từ bỏ các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá là điều bắt buộc cần thực hiện ở những người có chỉ số đường huyết lúc đói cao.

Có thể bạn quan tâm:

Tóm lại, chỉ số đường huyết lúc đói là chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Kết hợp với một số xét nghiệm khác, chỉ số đường huyết lúc đói cao có thể được bác sĩ chẩn đoán là bệnh đái tháo đường.

Những người có chỉ số đường huyết lúc đói ở mức 100 – 126 mg/dl mặc dù chưa được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường nhưng cũng không nên chủ quan. Chỉ số này có thể tăng lên vượt ngưỡng nếu bạn không kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết lúc đóiĐể được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn thêm về các thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

0/5 (0 Reviews)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000