Tư Vấn Bệnh Tiểu Đường

Cách xử lý hạ đường huyết đơn giản nhất!

Hạ đường huyết thậm chí còn nguy hiểm hơn cả đường huyết tăng vì chỉ cần 30 phút là bệnh nhân có thể bị tổn thương não, hôn mê. Vì thế biết cách xử lý hạ đường huyết sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường tự cứu mình nếu không may rơi vào tình trạng này. 

1. Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết hay còn gọi là tụt đường huyết có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường bỏ bữa, ăn ít hơn bình thường hoặc tập thể dục với cường độ cao kết hợp với dùng thuốc có thể làm hạ đường huyết đột ngột.

Đường trong máu hay glucose huyết được cung cấp từ các nguồn bên ngoài như: gạo, khoai, bánh mì, ngũ cốc, sữa,.. hoặc từ chính bên trong cơ thể là gan. 

Bình thường glucose dư thừa sẽ được chuyển vào gan để dự trữ thành glycogen, khi cơ thể thiếu năng lượng gan lại cung cấp glucose cho cơ thể. Những người sử dụng thuốc quá liều kích thích tiết nhiều insulin. Hormon này kích thích cơ thể tiêu thụ năng lượng, nhưng lại ức chế gan phân giải glycogen thành glucose giải phóng vào máu. Hậu quả là hạ đường huyết 

Một người được coi là hạ đường đường huyết khi có nồng độ glucose máu dưới 70mg / dL (3,9 mmol / L). Nếu nó thấp dưới 54 mg / dL (3,0 mmol / L) thì cần được cấp cứu xử lý hạ đường huyết ngay lập tức.

Cần phải xử lý hạ đường huyết nếu nồng độ glucose máu xuống dưới 70mg/dL (3,9mmol/L)

Nông độ glucose máu dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L) gây hạ đường huyết

XEM THÊM:

2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

2.1 Dùng thuốc tiểu đường

Người bệnh tiểu đường phải sử dụng thuốc để làm giảm nồng độ glucose máu. Nhưng một số thuốc và insulin lại gây hạ đường huyết quá nhiều. Những loại thuốc đó là:

  • Insulin
  • Sulfonylurea: Kích thích tiết insulin.
  • Glinide: Kích thích tiết insulin.

Những thuốc này là nguyên nhân hạ đường huyết nếu dùng không đúng lúc, quá liều hoặc nhịn ăn sau khi dùng. Do đó, chế độ dinh dưỡng và cân bằng lượng calo với lượng thuốc dùng trong ngày rất quan trọng. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nội tiết nếu thay đổi chế độ ăn.

Ăn đủ calo nhưng không đúng giờ cũng là nguyên nhân gây hạ đường huyết. Khi ăn muộn muộn, thức ăn vào cơ thể chưa kịp chuyển hóa thành glucose để lưu thông vào máu, trong khi thuốc đã làm hạ đường huyết. Do đó cần ăn đúng giờ.

Uống rượu nhiều khi dùng thuốc tiểu đường cũng có thể làm tụt đường huyết. Đặc biệt là những người “uống rượu thay cơm”, uống nhưng không ăn. Điều này làm tăng gánh nặng cho cơ thể khi phải đào thải rượu và việc xử lý hạ đường huyết trở nên khó khăn hơn. 

Cần biết cách xử lý hạ đường huyết nếu bạn đang sử dụng insulin.

Cần biết cách xử lý hạ đường huyết nếu bạn đang sử dụng insulin.

2.2 Nguyên nhân khác

Nếu bạn không không phải mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn bị tụt đường huyết thì sau đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra điều đó:

  • Dùng quinine
  • Bệnh viêm gan, rối loạn thận
  • U tuyến tụy
  • Rối loạn nội tiết, ví dụ: suy tuyến thận

3. Biểu hiện hạ đường huyết

Glucose được xem như là nguồn nguyên liệu chính của tế bào, đặc biệt là các tế bào não. Khi lượng glucose thấp hơn bình thường, các hoạt động của cơ thể sẽ có rối loạn. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào nồng độ đường trong máu.

Các triệu chứng khi lượng đường máu xuống thấp (dưới 70 mg / dL):

  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Đói, lả
  • Bồn chồn khó chịu, lo lắng
  • Cáu gắt
  • Nhìn đôi hoặc mờ
  • Tim nhập nhanh.

Các triệu chứng này rất giống với cảm giác đói bụng nên một số người tiểu đường không biết mình đang bị tụt đường huyết. Nếu không xử lý hạ đường huyết trong thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Để hạn chế được tình trạng này, bệnh nhân cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên. Máy đo đường huyết tại nhà là một lựa chọn cho trường hợp này. 

Bệnh nhân tiểu đường có thể chủ động đo đường huyết thường xuyên để theo dõi nồng độ glucose trong máu. Sử dụng loại máy này khá đơn giản, chỉ cần chích đầu ngón tay lấy một giọt máu đợi khoảng vài phút là có kết quả đường huyết mà không cần phải xếp hàng đến bệnh viện.

Nếu lượng đường xuống quá thấp (dưới 54 mg / dL), bạn có thể có các dấu hiệu sau:

  • Nhìn mờ
  • Động kinh
  • Hôn mê

Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần được xử lý cấp cứu hạ đường huyết ngay lập tức, nếu không thì có thể nguy hiểm tới tính mạng.

4. Cách xử lý hạ đường huyết

4.1 Khi hạ đường huyết nên ăn gì?

Kiểm tra đường máu của bạn thường xuyên, khi thấy có các triệu chứng tụt đường đường huyết. Nếu nồng độ glucose máu của bạn xuống dưới 70 mg / dL, có thể xử lý hạ đường huyết bằng các bước sau đây:

  • Bước 1: Ăn đồ ngọt chứa khoảng 15g đường. Chọn những loại thức ăn chứa nhiều đường, hấp thu nhanh. Ví dụ: nước đường, nước ép trái cây, nước ngọt đóng chai, ,5 6 viên kẹo, siro, mật ong.
  • Bước 2: Đợi khoảng 15 phút rồi ăn tiếp, không ăn quá nhiều tránh glucose tăng quá cao. 
  • Bước 3: Kiểm tra nồng độ đường trong máu
  • Bước 4: Nếu dấu hiệu tụt đường huyết không được cải thiện trong 15 phút và nồng độ glucose trong máu vẫn thấp hơn 70 mg / dL, hay ăn một ít đồ ngọt lần nữa.
    Ăn một vài viên kẹo là cách xử lý hạ đường huyết đơn giản nhất

    Ăn một vài viên kẹo là cách xử lý hạ đường huyết đơn giản nhất

4.2 Xử lý cấp cứu hạ đường huyết

Nếu làm theo các bước trên nhưng đường huyết không cải thiện, bạn cần nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115. Không nên tự lái xe khi bị tụt đường huyết vì bạn có thể gặp phải tình trạng tồi tệ hơn.

Còn nếu bạn gặp một người có các dấu hiệu tụt đường huyết, cần giúp đỡ họ ngay lập tức. Nếu họ còn tỉnh, hãy cho ăn 5 6 viên kẹo hoặc uống nước ngọt như trên. Nếu họ bất tỉnh hay đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

5. Đề phòng hạ đường huyết như thế nào?

5.1 Theo dõi đường huyết thường xuyên

Kiểm tra lượng glucose trong máu của bạn thường xuyên giúp bạn xử lý hạ đường huyết kịp thời trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn là tài xế, lại có tiền sử tụt đường huyết, nên kiểm tra lượng đường trước khi tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc.

Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất cho từng cá nhân để xem nên đo đường huyết vào thời điểm nào là cần thiết. Vì không phải ai cũng đủ can đảm để cứ vài tiếng lại chích một ít máu.

5.2 Dùng thuốc đúng giờ, không bỏ bữa

Nếu không muốn phải xử lý hạ đường huyết, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, ăn đúng giờ, uống thuốc đúng liều đúng thời điểm. Khi bạn làm đúng như trên rồi nhưng vẫn bị tụt đường huyết, cần liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc chuyên gia nội tiết để được cân nhắc giảm liều.

Trong túi của người tiểu đường nên có ít viên kẹo, chiếc bánh quy hoặc một ít hoa quả. Nếu phải đi ra khỏi nhà trong khoảng 4 – 5 tiếng thì đây là những bữa ăn nhẹ giúp cứu sống bạn trong thời gian đó nếu không may tụt đường huyết.

5.3 Cân nhắc sử dụng sản phẩm hạ đường huyết nhẹ hơn

Hạ đường huyết nhanh chóng là ưu điểm của thuốc tây, đó cũng chính là nhược điểm của nó. 

Vì thế bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm dược liệu thiên nhiên để giảm đường huyết từ từ, tránh gây tụt đường huyết đột ngột. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm từ dược liệu dành cho người tiểu đường như DK betics, Diabetna, Hạ khang đường,… 

Tuy nhiên, hạn chế có những sản phẩm này là sinh khả dụng thấp, phải dùng liều cao, dùng nhiều lần và giảm đường huyết không ổn định. MPsuno là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam khắc phục được những nhược điểm đó.

Viên uống tiểu đường MPsuno với phức hợp 3 nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường, đầu tiên và duy nhất hiệp đồng tác dụng của 3 loại nano gồm Nano chiết xuất Dây thìa canh, Nano chiết xuất Cam thảo đất, Nano Curcumin. Dạng nano giúp tăng độ tan của các hoạt chất kém tan như curcumin. 

Ngoài ra, dạng nano còn giúp giải phóng từ từ hoạt chất vào máu, khắc phục nhược điểm bị chuyển hóa và thải trừ nhanh của hoạt chất GS4 trong dây thìa canh thông thường. Do vậy, bào chế nano chiết xuất dược liệu sẽ giúp tăng sinh khả dụng của các dược liệu, tăng hiệu quả hạ đường huyết và kéo dài thời gian tác dụng. 

Viên uống tiểu đường công nghệ cao MPsuno được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Thạc sĩ Bá Thị Châm. Sản phẩm được nghiên cứu hợp tác ứng dụng 3 công nghệ hiện đại vào sản xuất và kiểm soát chất lượng bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam. 

MPsuno giúp hạ đường huyết êm dịu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, không gây tụt đường huyết đột ngột, an toàn khi dùng lâu dài.

Tóm lại, xử lý hạ đường huyết khá đơn giản, chỉ cần một vài viên kẹo hoặc một ít nước ngọt là đường huyết của bạn đã tăng lại bình thường. Nhưng đừng nên để nó tụt quá sâu hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần vì có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về bệnh tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc để lại câu hỏi Tại đây

0/5 (0 Reviews)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000