Mang bầu là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm, có nhiều biến đổi trong cơ thể xảy ra để hình thành thai nhi, kèm theo đó là nhiều vấn đề đe dọa sức khỏe mẹ và bé. Theo khảo sát có 2-10% bà mẹ mang thai có nguy cơ đái tháo đường. Vậy cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ là gì?
Có người trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị tiểu đường
Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ tốt nhất là phát hiện sớm và tích cực điều trị. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ các dấu hiệu sẽ rất mờ nhạt nên rất khó để xác định. Biện pháp phát hiện đái tháo đường thai kỳ sớm nhất là xét nghiệm.
Thừa cân hay thiếu cân đều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Thiếu cân có thể gây nên suy dinh dưỡng bào thai. Tăng cân cho thấy dấu hiệu tích cực phát triển của thai nhi, tăng cân lúc mang thai tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước khi mang thai. Nhưng nếu tăng cân quá mức dẫn tới thừa cân. Thừa cân dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, sinh non, tiền sản giật hay nguy hiểm hơn là tử vong.
Theo như Viện y học khuyến cáo về mức tăng cân trong khi mang thai:
Nên giảm cân trước khi mang thai với người thừa cân, béo phì để phòng tránh biến chứng tiểu đường trong thai kỳ.
Thai phụ luyện tập thể dục vừa giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, lưu thông khí huyết, vừa ổn định lượng đường trong máu do làm giảm sự đề kháng insulin, kiểm soát glucose phòng tránh tiểu đường thai kỳ tốt. Do khi luyện tập, cơ bắp sử dụng hết lượng đường từ máu và do đó đường huyết giảm xuống. ngoài ra khi hoạt động, cơ bắp nhạy cảm hơn với tác động của insulin
Nhiều người do quá lo sợ tiểu đường thai kỳ mà ăn kiêng quá mức dẫn tới cơ thể thiếu chất.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý vừa có thể phòng tránh biến chứng tiểu đường thai kỳ một cách hiệu quả vừa có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số glucose huyết tương thấp và trung bình, bởi vì chúng tồn tại lâu trong cơ thể và không làm tăng glucose đột ngột. Cần hạn chế tối đa glucose cao, bởi vì chúng làm tăng nhanh đường huyết. Tuy nhiên cũng có thể kết hợp một chút glucose cao và thấp để cân đối lượng đường.
Tuy nhiên việc xếp loại chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm chỉ mang tính tương đối, các cách chế biến khác nhau sẽ làm thay đổi lượng glucose trong máu. Nên chia nhỏ các bữa ăn để không bị tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết quá mức khi ăn xa bữa ăn.
Không nên cắt giảm hoàn toàn chất béo ra chế độ ăn vì nó cần cho sự phát triển não bộ của trẻ cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Có những chất béo có hại như các loại chất béo chuyển hóa có trong các loại đồ ăn nhanh. các loại đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.
Những loại chất béo có lợi như dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu cây rum, dầu ô liu, quả bơ…
Đối với bà bầu bị tăng cân quá nhiều, thừa cân, béo phì trong thời kỳ mang bầu nên ăn các món ăn luộc hơn là các món rán, các loại cá như cá hồi, cá mòi, ăn thịt gia cầm, không nên ăn thịt mỡ,ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.
Muối tuy không phải nguyên nhân trực tiếp gây nên đái tháo đường thai kỳ nhưng lượng muối cao dễ dẫn đến phù, tế bào giảm nhạy cảm với insulin, làm tăng đường huyết thai kỳ.
Chất xơ cần thiết cho người bị tiểu đường thai kỳ vì thứ nhất chất xơ bản chất không gây tăng đường máu, thứ hai chất xơ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn xảy ra lâu hơn nên việc hấp thu glucose vào máu bị ảnh hưởng dẫn tới glucose máu không tăng nhanh.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ là các loại rau củ, trái cây: rau muống, rau cải, rau ngót, quả bơ, quả lê,…
Nhu cầu chất xơ của thai phụ là 28g/ ngày, lượng rau củ được khuyến cáo là 400g.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về bệnh tiểu đường thai kỳ, độc giả liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc truy cập TẠI ĐÂY