Biến Chứng Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì? Cách xử lý và phòng ngừa!

Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính và thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải. Biến chứng tiểu đường được chia thành cấp tính và mãn tính. Triệu chứng rất đa dạng, khiến chúng ta không biết rằng liệu có phải mình đã bị biến chứng hay chưa?

Hãy theo dõi bài viết sau đây, sẽ giúp bạn biết bệnh tiểu đường có những biến chứng gì cũng như biểu hiện của nó và cách xử lý như thế nào!

Xem thêm: 4 biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

1. Những biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường.

1.1. Hôn mê do hạ đường huyết

Nguyên nhân

  • Do bạn ăn kiêng quá mức.
  • Không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều.
  • Tập thể dục quá sức hoặc uống quá nhiều rượu.

Biểu hiện

  • Bạn cảm thấy đói cồn cào, run rẩy, vã mồ hôi.
  • Yếu cơ, chân tay bủn rủn, lời nói cử chỉ rất chậm chạp.
  • Cảm giác rất buồn ngủ, tim đập loạn nhịp và có thể đau đầu.

Trong trường hợp không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ hôn mê, thậm chí là tử vong. Đặc biệt ở những người cao tuổi, các biểu hiện trên thường rất mờ nhạt và khó phát hiện.

Có thể bạn quan tâm: 9 cơ chế biến chứng bệnh tiểu đường mà bạn không ngờ tới

Cách xử trí

  • Khi có các biểu hiện trên, bạn nên kiểm tra chính xác lượng glucose máu. Nếu lượng glucose máu < 3,1 ml/l thì được xem là hạ đường huyết.
  • Bạn cần uống một cốc nước ngọt, ăn một cái kẹo hoặc ăn một loại hoa quả có vị ngọt.
  • Sau đó nghỉ ngơi tầm 20-25 phút và kiểm tra lại đường huyết của mình.
  • Nếu đường huyết vẫn thấp thì tiếp tục ăn cái gì đó để tăng đường huyết và nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng.
  • Rồi kiểm tra lại, nếu lượng đường trong máu vẫn không về mức an toàn, thì nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc dược sĩ.

1.2. Hôn mê do nhiễm toan ceton

Hôn mê do nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hôn mê do nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân:

Bệnh tiểu đường biến chứng nhiễm toan ceton có nguyên nhân là do lượng Acid trong máu tăng cao (sản phẩm của những chuyển hóa còn dở dang của lipid khi thiếu Insulin) gây ra.

Biểu hiện:

  • Chán ăn.
  • Da khô, đỏ.
  • Khô miệng, rát họng, khát nước, uống nhiều nước, tiểu nhiều.
  • Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Đau đầu; khó thở.
  • Glucose >13,9 mmol/l(>250mg/dl) khi đo bằng máy đo đường huyết cá nhân.

Cách xử trí: 

Khi có các biểu hiện trên, bạn nên đến các cơ quan y tế gần nhất để cấp cứu, theo dõi, bởi đây là một biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến hôn mê, phù não, thậm chí gây tử vong.

1.3. Hôn mê do nhiễm toan lactic

Biến chứng hôn mê do nhiễm toan lactic diễn ra rất nhanh chóng

Nguyên nhân:

Bởi lượng acid lactic trong máu tăng cao và thường gặp ở những bệnh nhân sử dụng thuốc hạ đường huyết Biguanide thế hệ 1 (phenformin).

Biểu hiện:

Đau ngực, đau bụng và nhanh chóng tiến đến hôn mê.

Cách xử trí:

Nên dặn người nhà, khi thấy bạn xuất hiện các biểu hiện trên, ngay lập tức đưa bạn đến cơ quan y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị sớm.

1.4. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Biến chứng tiểu đường - Tăng áp lực thẩm thấu gây tiểu nhiều

Biến chứng tiểu đường – Tăng áp lực thẩm thấu gây tiểu nhiều

Nguyên nhân:

Lượng đường trong máu tăng quá cao, kết hợp với mất điện giải do bạn không uống đủ nước. Biến chứng hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra ở người trung niên, người già.

Biểu hiện:

Run, co giật, khát nước, tiểu nhiều rồi hôn mê và dẫn đến tử vong.

Cách xử trí:

Đây là biến chứng của tiểu đường nguy hiểm và là biến chứng nặng nhất, do đó khi bạn có các biểu hiện trên thì phải cần được cấp cứu ngay để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Tóm lược: Những biến chứng của bệnh tiểu đường ở thể cấp tính gồm có: Hôn mê do hạ đường huyết, hôn mê do nhiễm ceton, hôn mê do nhiễm toan lactic, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.Các biến chứng cấp tính thường xảy ra đột ngột, nhanh chóng và nguy cơ tử vong rất cao.

2. Biến chứng mạn tính của tiểu đường.

2.1. Biến chứng về mắt

Biến chứng tiểu đường - Kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tiến triển biến chứng về mắt

Kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tiến triển biến chứng về mắt

Đục thủy tinh thể:

Là hiện tượng thủy tinh thể của mắt bị mờ đục, khi nhìn vào gương bạn sẽ thấy con ngươi có màu trắng đục. Đồng thời có các biểu hiện sau:

  • Khó nhìn, nhìn mờ.
  • Hay bị mỏi khi nhìn tập trung vào một cái gì đó.
  • Nhìn ở ngoài ánh sáng khó hơn nhìn ở trong bóng râm.
  • Nhìn một vật thành nhiều vật.
  • Các biểu hiện có thể xảy ra ở một mắt hoặc hai mắt.

Nguy cơ mắc đục thủy tinh thể ở những người đái tháo đường cao gấp 2-5 lần người bình thường, khi ở mức độ nhẹ có thể sử dụng kính râm hoặc các thấu kính chuyên biệt để đỡ chói, nặng thì cần phẫu thuật cấy ghép thủy tinh thể.

Tăng nhãn áp:

Tăng nhãn áp là biến chứng của đái tháo đường trên mắt, gây giảm thị lực dần dần, bệnh thường tiến triển thầm lặng, khi phát hiện đã là giai đoạn muộn, khó điều trị, dẫn đến mù vĩnh viễn. Do đó khi bị  tiểu đường, kèm bất cứ những biểu hiện nào về mắt như:

  • Đau mắt, mỏi mắt.
  • Đỏ mắt.
  • Quầng mắt.
  • Thị lực giảm, nhìn mờ.

Thì bạn nên đi khám mắt để phát hiện và điều trị sớm, giảm nguy cơ mù vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc do đái tháo đường:

Biến chứng bệnh tiểu đường này thường gặp sau 15 – 20 năm mắc tiểu đường, do võng mạc mắt bị tổn thương. Ban đầu khả năng nhìn sẽ bị giảm, sau đó bạn có biểu hiện ruồi bay hay mạng nhện trước mắt rồi dẫn đến mất khả năng nhìn vĩnh viễn.

Phù điểm vàng:

Đây là tình trạng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Bạn cảm thấy:

  • Nhìn mờ.
  • Khó khăn khi đọc.
  • Không nhìn thấy màu sắc của mọi vật hoặc màu sắc bị thay đổi.

Biến chứng này nếu được điều trị kịp thời thì sẽ có hiệu quả và giảm được nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

2.2. Biến chứng ở thận

Rò rỉ protein làm nước tiểu có bọt

Rò rỉ protein làm nước tiểu có bọt

Nguyên nhân:

Đường huyết cao làm các mạch máu ở thận bị tổn thương. Nguy cơ gặp biến chứng này sẽ cao hơn nếu bạn mắc tiểu đường kèm huyết áp.

Biểu hiện:

Đi vệ sinh nước tiểu có bọt. Sau đó, khi ở giai đoạn muộn thì xuất hiện các các tình trạng như: Phù, mệt mỏi, chán ăn.

Cách xử lý:

Bạn cần kiểm soát đường huyết ở mức khuyến cáo của bác sĩ và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm biến chứng. Nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến nguy cơ phải chạy thận.

2.3. Biến chứng thần kinh

Biến chứng tiểu đường - Biến chứng thần kinh thường gây khó khăn cho bệnh nhân.

Biến chứng tiểu đường – Biến chứng thần kinh thường gây khó khăn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân:

Biến chứng của tiểu đường này xảy ra do các dây thần kinh trên cơ thể bị tổn thương.

Biểu hiện:

  • Bạn có cảm giác tê tái, kiến bò, ngứa ran, bỏng rát ở bàn chân, bàn tay.
  • Không cảm nhận được mình bị thương cho đến khi vết thương bị lở loét.
  • Hoặc gặp phải tình trạng vã mồ hôi, tụt huyết áp.
  • Tiểu tiện không tự chủ, táo bón, tiêu chảy, chức năng sinh dục bị rối loạn.

Cách xử lý:

Nên gặp bác sĩ để kiểm soát biến chứng và tuân thủ các nguyên tắc điều trị tiểu đường mà bác sĩ đưa ra.

2.4. Biến chứng nhiễm trùng

Biến chứng tiểu đường - Lở loét răng lợi do biến chứng tiểu đường, thường bị nhầm với nhiệt miệng.

Lở loét răng lợi do biến chứng tiểu đường, thường bị nhầm với nhiệt miệng.

Nguyên nhân:

Khi lượng đường trong máu cao, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nên dễ gây ra các bệnh lý nhiễm trùng.

Biểu hiện:

  • Lở loét răng lợi, kẽ móng tay, chân, các vết loét rất khó lành.
  • Viêm tiết niệu, sinh dục gây tiểu đau, tiểu rát..
  • Viêm phổi gây ho khó thở…

Cách xử trí:

Bạn nên vệ sinh chân, tay, miệng hằng ngày và hạn chế tiếp xúc với môi trường bẩn chứa nhiều vi khuẩn. Khi có biểu hiện của nhiễm trùng cần đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.

2.5. Biến chứng loét bàn chân

Nguyên nhân:

Chân là bộ phận ở xa tim. Khi bị tiểu đường, các mạch máu và các dây thần kinh bị tổn thương. Do đó, việc vận chuyển máu đến chân bị hạn chế. Nên khi chân bị tổn thương sẽ không có đủ máu giúp làm lành vết thương dẫn đến loét.

Biểu hiện:

Biến chứng bàn chân đái tháo đường này thường đi kèm với biến chứng thần kinh. Nên, các tổn thương nhỏ ở chân bạn không cảm nhận được. Do đó chúng dần trở thành các vết loét, các các vết loét này càng ngày càng lớn và sâu, có thể dẫn đến hoại tử và cắt cụt chi.

Cách xử lý:

Vệ sinh và chăm sóc bàn chân hằng ngày, khi có biến chứng nên gặp bác sĩ để được chăm sóc và điều trị đúng cách, để tránh nguy cơ cắt cụt chi.

Tóm lược: Có 5 biến chứng tiểu đường mãn tính thường xảy sau 20 năm bị bệnh và bạn có thể gặp nhiều biến chứng, tác hại của bệnh tiểu đường cùng lúc. Tuy nhiên cũng có các trường hợp biến chứng xảy ra sớm hơn, hoặc có thể không bao giờ gặp biến chứng.

3. So sánh biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

3.1. Giống nhau

Các biến chứng của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thường giống nhau, đều do nguyên nhân tăng hoặc giảm đường huyết gây ra. Các biến chứng gặp ở tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2:

  • Hôn mê do hạ đường huyết, do nhiễm toan ceton, do nhiễm toan lactic.
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
  • Biến chứng về mắt,thận, thần kinh.
  • Biến chứng nhiễm trùng.
  • Biến chứng loét bàn chân.

3.2. Khác nhau.

Đặc điểm

Tiểu đường typ 1

Tiểu đường typ 2

Thời gian xuất hiện

Đến muộn hơn( do thường gặp ở người trẻ, sức đề kháng khỏe, ít bệnh mắc kèm)

Đến sớm hơn

Tỉ lệ gặp biến chứng

Thấp hơn

Cao hơn

Tỷ lệ tử vong do biến chứng

Thấp hơn

Cao hơn ( do thường gặp ở người cao tuổi )

4. Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường

4.1. Thường xuyên theo dõi đường huyết

Luôn theo dõi đường huyết để có thể điều chỉnh chế ăn uống và tập luyện thích hợp. Đảm bảo đường huyết nằm trong mức an toàn sau:

  • Đường huyết khi đói: 90-130 mg/ml (tương ứng: 5,0-7,2 mmol/l).
  • Đường huyết bình thường sau ăn thấp hơn 180 mg/dl (10mmol/l).
  • Đường huyết bình thường trước khi đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3 mmol/l).

4.2. Tăng cường vận động

Bạn cần duy trì vận động, tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn.

Ngoài ra, vận động giúp tăng cường chuyển hóa các chất trong cơ thể, đốt cháy lượng calo dư thừa để ngăn ngừa các biến chứng, tác hại của bệnh tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường - Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

4.3. Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt

Rượu, bia, nước ngọt làm tăng lượng đường huyết. Tuy nhiên đối với rượu bia, khi dư thừa sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết quá mức và có thể làm mất tác dụng của các thuốc điều trị đái tháo đường.

Còn thuốc lá là chất độc, tạo điều kiện cho các biến chứng tiểu đường xảy ra sớm hơn.

 Nên hạn chế việc sử dụng các chất trên là rất cần thiết để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường.

4.4. Tăng cường chất xơ

Chất xơ là thành phần không thể tiêu hóa và ruột cần mất nhiều thời gian để thải chúng. Nên việc tăng cường chất xơ sẽ giúp bạn tránh được cảm giác nhanh đói bụng, do đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra chất xơ còn có thể làm giảm cholesterol dư thừa trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người mắc đái tháo đường nên sử dụng như: yến mạch, khoai môn và các loại rau tươi.

4.5. Sử dụng các sản phẩm ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.

Biến chứng tiểu đường - MPsuno đột phá công nghệ Việt, chuyên biệt cho người tiểu đường

Biến chứng tiểu đường – MPsuno đột phá công nghệ Việt, chuyên biệt cho người tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno là giải pháp hữu ích giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Với thành phần chứa phức hợp 3 nano thảo dược:

  • Nano dây thìa canh.
  • Nano cam thảo đất.
  • Nano curcumin.

Kết hợp với 5 loại thảo dược quý: Neem Ấn Độ, Hoài sơn, Giảo cổ lam, Tỏi đen, Hoàng liên.

Được bào chế bằng công nghệ cao dưới dạng nano (kích thước hạt thảo dược chỉ bằng 1/80000 độ dày của sợi tóc) làm phát huy tối đa tính tan và tăng khả năng hấp thu cao gấp 30 lần so với các sản phẩm thông thường.

Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan tới biến chứng tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ Dược sĩ gia đình MyPharma 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây!

5/5 (1 Review)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000