Biến Chứng Tiểu Đường

Biến chứng về da của bệnh tiểu đường: Nguyên phân, biểu hiện & cách xử lý

Biến chứng về da của bệnh tiểu đường khá phổ biến, thường gặp ở 30% số người mắc bệnh. Các vấn đề về da này không gây nguy hiểm và nhanh biến mất nếu được điều trị đúng cách.

Bài viết sau đây, chuyên gia MyPharma sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, biểu hiện của các biến chứng về da ở bệnh nhân tiểu đường và cách xử lý hiệu quả ngay tại nhà.

1. 11 biến chứng về da của bệnh tiểu đường thường gặp nhất

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải một hoặc một vài biến chứng về da trong bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Đối với một số trường hợp, các biến chứng về da này còn là dấu hiệu đầu tiên để phát hiện bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 11 biến chứng về da phổ biến nhất:

1.1. Nhiễm khuẩn ngoài da

Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ gặp tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da và nhạy cảm với vi khuẩn hơn người bình thường. Chỉ 1 vết thương nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng diện rộng nếu không được xử lý kịp thời. Các dạng nhiễm trùng hay gặp:

  • Lẹo mắt: Nhiễm trùng các tuyến mí mắt.
  • Nhọt: Nhiễm trùng nang lông.
  • Mụn nhọt: Nhiễm trùng sâu dưới da và mô.
  • Nhiễm trùng móng tay, móng chân.

Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc dùng đường uống.

Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng da hơn người bình thường

1.2. Nhiễm nấm ngoài da

Nấm Candida Albicans là nguyên nhân hàng đầu gây nấm ngoài da ở người tiểu đường. 

Biểu hiện của nấm là những vết mẩn đỏ, gây ngứa, xung quanh là các vết mụn nước và vảy nhỏ. Nấm thường xuất hiện ở những vùng da ẩm, có nếp gấp như âm đạo, bẹn, cổ, nách, kẽ tay, kẽ chân…

Điều trị nhiễm nấm bằng cách giữ cơ thể sạch sẽ khô ráo và sử dụng các loại thuốc chống nấm bôi tại chỗ và chống nấm toàn thân. 

Candida Albicans gây nấm ngoài da ở bệnh nhân tiểu đường

1.3. Tình trạng da khô và ngứa ở người tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ngứa ngoài da cho người bệnh do nhiễm nấm men, máu lưu thông kém hoặc do da khô. Da bị khô thành từng mảng, đóng vảy và bong tróc.

Để giảm tình trạng ngứa ở người tiểu đường, bạn nên dùng sữa tắm làm mềm da và kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da, tránh bôi vào vùng có nhiều nếp gấp, vùng dễ đổ mồ hôi.

Bệnh tiểu đường gây khô và ngứa da

1.4. Bệnh bạch biến ngoài da

Bệnh bạch biến ngoài da thường gặp ở người tiểu đường loại 1. Do các tế bào tạo sắc tố da Melanin bị biến đổi, dẫn đến đổi màu các mảng da.

Biểu hiện của bệnh là các mảng trắng loang lổ trên khuỷu tay, ngực, đầu gối, bàn tay, trên mặt (quanh miệng, lỗ mũi và mắt), gây mất thẩm mỹ.

Bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF lớn hơn 30 để bảo vệ vùng da nhạy cảm này. 

Bệnh bạch biến ngoài da thường gặp ở người tiểu đường loại 1

1.5. Biến chứng mụn nhọt ở người tiểu đường

Mụn nhọt ở người tiểu đường thường là mụn phỏng nước và ít khi xảy ra, thường gặp ở bệnh nhân có biến chứng thần kinh do tiểu đường. Các mụn nước tròn giống vết bỏng, hay xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân. 

Những mụn nước này thường không đau, không cần điều trị cũng tự mất đi, nhưng nếu chúng bị vỡ ra sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.

Mụn nhọt ở người tiểu đường có biến chứng thần kinh

Mụn nhọt ở người tiểu đường có biến chứng thần kinh

1.6. Da bị xơ cứng, đặc biệt là ở ngón tay

Là tình trạng da ở ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân dày lên, căng và xơ cứng lại làm khớp tay chân khó cử động.

Nguyên nhân là thành mạch máu, các tế bào thần kinh bị tổn thương và collagen lắng đọng làm cứng và dày lên phần da ở nơi có gân gấp. Biến chứng này dễ bị lầm với các bệnh về xương khớp nên người bệnh thường bỏ qua.

Khắc phục tình trạng trên bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da ở những vị trí này, giúp cử động khớp dễ dàng hơn.

Da bị xơ cứng khiến các khớp khó cử động

1.7. Tổn thương dây thần kinh liên quan tới da

Khi bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi dẫn truyền xung động cảm giác đến da ở người tiểu đường, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau khi bị thương. 

Biến chứng này khá nguy hiểm, người bệnh cần để ý quan sát để phát hiện vết thương và xử lý kịp thời, tránh để tổn thương lan rộng gây nhiễm trùng.

1.8. U vàng phát ban

U vàng phát ban thường xảy ra ở bệnh nhân có mức đường huyết và mỡ máu tăng cao. Biểu hiện là các vết sần cứng, màu vàng, bao quanh bởi quầng đỏ và gây ngứa, thường xuất hiện ở bàn chân, cánh tay, chân, mông và mu bàn tay. 

Để phòng tránh xuất hiện vết u này, người bệnh cần kiểm soát nồng độ đường huyết ở mức ổn định, có thể sử dụng thuốc hạ lipid máu khi cần thiết.

U vàng phát ban thường xảy ra ở bệnh nhân có mức đường huyết và mỡ máu tăng cao

1.9. U hạt vàng lan tỏa

Các nốt phát ban có thể có màu đỏ, nâu đỏ hoặc màu da mọc thành hình tròn hoặc hình vòng cung trên da. Hay gặp nhất tại vùng mông, lưng, bàn tay, bàn chân.

Biến chứng này không gây nguy hiểm và thường không cần điều trị, một số trường hợp có thể dùng thuốc steroid tại chỗ khi cần thiết.

1.10. Bệnh gai đen

Bệnh gai đen thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường bị thừa cân béo phì. Vùng da dày lên, sạm và tối màu hơn, thường ở những vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, gáy…

Bệnh gai đen hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường bị béo phì

1.11. Biến chứng tiểu đường xuất huyết dưới da

Tiểu đường xuất huyết dưới da xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường kèm huyết áp cao. Huyết áp cao là biến chứng nguy hiểm của tiểu đường và làm tăng diễn biến nguy hiểm của bệnh.

Khi huyết áp tăng quá cao làm tăng áp lực lên thành mạch, có thể dẫn đến xuất huyết, đôi khi là các vết đỏ nhỏ li ti dưới da, nặng hơn là mảng máu bầm. 

Nếu tình trạng này xuất hiện dài ngày, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Bệnh nhân cần được điều trị kết hợp cao huyết áp và tiểu đường để hạn chế biến chứng xuất huyết cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

2. Cách phòng ngừa biến chứng về da ở bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa và hạn chế biến chứng về da ở bệnh nhân tiểu đường, yếu tố quan trọng nhất là duy trì đường huyết ở mức ổn định. Đồng thời cần chăm sóc da đúng cách để hạn chế mắc các vấn đề về da kể trên.

Dưới đây là một số cách và mẹo nhỏ giúp bạn phòng ngừa các rối loạn về da của bệnh tiểu đường:

  • Giữ cho da sạch và khô thoáng: Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng có độ ẩm nhẹ. Lau khô người sau khi tắm xong, đặc biệt là những vị trí có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, kẽ ngón tay, ngón chân…
  • Theo dõi tình trạng da sau khi tắm xong: Giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da như nốt mẩn đỏ, mụn nhọt, vết thương để xử lý kịp thời.
  • Không tắm bằng nước nóng hoặc tắm quá lâu: Tắm bằng nước quá nóng sẽ dẫn đến da bị mất nước và khô quá mức, tắm quá lâu tạo môi trường ẩm làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về da.
  • Luôn giữ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm bôi toàn thân sau khi tắm xong và bôi da sau mỗi lần rửa tay và rửa mặt. 
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc trên da: Để giảm nguy cơ mắc bệnh về da, nhất là những vùng da nhạy cảm.
  • Điều trị các tổn thương trên da ngay lập tức: Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Tránh dùng các chất sát khuẩn quá mạnh gây kích ứng. Tham khảo bác sĩ để dùng các loại thuốc kháng sinh dạng kem bôi và đường uống phù hợp.
  • Kiểm soát đường huyết ở mức ổn định: Thực hiện tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sinh hoạt lành mạnh, điều độ, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Hiện nay, để điều trị tiểu đường cũng như hạn chế các biến chứng về da của bệnh, người bệnh có xu hướng chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược an toàn và đem lại hiệu quả cao. 

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno với thành phần chính là dây thìa canh kết hợp với cam thảo đất, nghệ vàng và 5 dược liệu quý là sản phẩm đi đầu có tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng hiện nay.

MPsuno là sản phẩm duy nhất trên thị trường bào chế dây thìa canh ở dạng nano, hiệu quả cao gấp 30 lần dạng bào chế thông thường và an toàn với người bệnh. Sản phẩm đã được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả tích cực cho người bệnh tiểu đường.

Thông tin chi tiết xem tại đây: https://sanpham.mpsuno.vn/landing-thuong-hieu

3. Cách xử lý khi tiểu đường gặp vấn đề về da

Các vấn đề về da của bệnh tiểu đường không gây nguy hiểm và dễ dàng khắc phục nếu được xử lý đúng cách. Dưới đây là những điều cần tránh khi gặp các biến chứng về da cũng như biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất:

  • Đối với mụn nước, u vàng, tuyệt đối không được cạy, gãi làm vỡ mụn nước, u hạt. Vì khi chúng vỡ ra dễ gây nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da lân cận. 
  • Đối với các vết xước, chấn thương, vùng da kích ứng, hạn chế sờ tay, gãi lên vùng da này vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập làm tình trạng tồi tệ hơn.

Chăm sóc các vấn đề về da theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da bị tổn thương với xà phòng và nước ấm. Dùng vải mềm lau khô vùng da này và 2 tay. 
  • Bước 2: Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn lên vùng da có vấn đề. Có thể tham khảo bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ về loại thuốc chuyên dụng phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Bước 3: Dùng miếng vải gạc vô trùng hoặc băng y tế chuyên dụng băng nhẹ nhàng lên vùng bị tổn thương.
  • Bước 4: Thay gạc hoặc băng ít nhất 1 lần 1 ngày để đảm bảo vệ sinh.

Trong trường hợp các vết tổn thương nặng hơn và lan rộng, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh đường uống để có hiệu quả tốt hơn. 

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp một trong số những tình trạng sau:

  • Tình trạng da không cải thiện sau một thời gian điều trị.
  • Đau hoặc khó chịu vùng da bị tổn thương kéo dài hơn 2 ngày.
  • xuất hiện vết loét ngoài da, có mủ trên hoặc gần vết loét.
  • Sốt

Trên đây là 11 biến chứng về da của bệnh tiểu đường hay gặp nhất. Người bệnh cần chú ý quan sát biểu hiện trên da để có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời, tránh làm tình trạng bệnh xấu đi.

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì liên quan đến biến chứng về da của bệnh tiểu đường xin vui lòng liên hệ 18002004 hoặc để lại câu hỏi tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về:

5/5 (1 Review)
Lý do hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường tin dùng MPsuno
  • Lý do 1

    Nghiên cứu hợp tác bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện hàn lâm KH&CN VN

  • Lý do 2

    Đề tài của Thạc sỹ Bá Thị Châm, được giải thưởng Phụ nữ sáng tạo 2017

  • Lý do 3

    Được Bộ y tế cấp phép lưu hành

  • Lý do 4

    Ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại để chế tạo phức hợp 3 Nano thảo dược, chuyên biệt cho tiểu đường

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno,
Nano thìa canh – Hạ nhanh đường huyết
HỖ TRỢ
ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
TĂNG TIẾT INSULIN
GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà

    495.000