Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng nguy hại của bệnh đái tháo đường. Thực tế Việt Nam hiện nay có khoảng 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (theo hội Nội tiết và Đái tháo đường). Trong đó, có rất nhiều người đang gặp biến chứng. Vì vậy ai cũng cần hiểu đúng, hiểu kỹ để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm này.
Nội dung bài
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây lên biến chứng của bệnh tiểu đường trên bàn chân của bệnh tiểu đường nhưng phải kể tới 2 nguyên nhân chính là:
Khi bạn không kiểm soát tốt lượng đường trong máu làm tình trạng bệnh ngày một nặng thêm, ảnh hưởng xấu tới các dây thần kinh chi dưới. Người bệnh sẽ có biểu hiện của sự rối loạn chức năng thần kinh: Mất cảm giác, nhận thấy như có “kiến bò” ở chân, đau buốt… Điều này khiến bạn rất khó chịu và lười vận động.
Đường huyết cao sẽ làm giảm lưu lượng máu tới phần chi dưới. Người mắc bệnh tiểu đường khi có vết thương ở bàn chân, vì máu tới nuôi dưỡng kém nên khó lành, dễ nhiễm trùng hơn người bình thường – Đây là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường gặp.
Ban đầu là một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành một ổ nhiễm khuẩn nặng. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể khiến người tiểu đường bị hoại tử chân và để lại hậu quả khôn lường.
Vì các lý do trên, biến chứng bàn chân đái tháo đường không được điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm với người bệnh.
Nhận thấy tầm quan trọng trong hiệu quả điều trị của việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bàn chân đái tháo đường, chúng tôi khuyên các bạn nên tới khám tại các cơ sở y tế ngay khi có các biểu hiện sau:
Tóm lại, khi bạn bị đái tháo đường, hãy thận trọng với bất cứ thay đổi nào trên đôi bàn chân của mình.
Người bệnh tiểu đường khi có vết thương ở chân sẽ rất dễ bị nhiễm trùng do sức khỏe yếu và sức đề kháng giảm. Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường gây ra bởi một số vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả cầu khuẩn Gram dương: ví dụ Staphylococcus aureus (MSSA và MRSA), trực khuẩn Gram âm: ví dụ Escherichia coli và vi khuẩn kỵ khí: ví dụ Clostridium spp.
Khi bạn chỉ bị nhiễm trùng ngoài da bàn chân và sử dụng thuốc điều trị kịp thời thì không đáng lo. Nhưng khi vết thương sâu đến xương, tính chất của người mắc bệnh tiểu đường rất lâu lành sẽ dẫn đến nhiễm trùng xương. Nặng hơn nữa là nhiễm trùng máu có thể làm bệnh nhân tử vong hoặc xem xét việc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ chi.
Tình trạng nhiễm trùng sâu vào mô bàn chân tạo thành các ổ, túi mủ gọi là áp xe. Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là dẫn lưu ổ áp xe nhưng nhược điểm của nó là có thể đòi hỏi phải loại bỏ một số mô và xương gây đau đớn.
Gần đây, Y học đã sử dụng phương pháp hiện đại hơn là liệu pháp oxy ít xâm lấn hơn. Điều đấy đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường có biến chứng bàn chân.
Tiểu đường bị hoại tử chân do tế bào không có đủ máu tới nuôi dưỡng sẽ dần hoại tử và chết tạo ra các ổ loét ở một số vị trí trên bàn chân (loét bàn chân tiểu đường). Không chỉ vậy, khi các tế bào chết đi và phân hủy.
Chúng còn tiết ra một số chất độc vào mô, tế bào xung quanh kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể gây sốt do nhiễm trùng.
Biến chứng tiểu đường ở chân này có nguyên nhân là do bệnh nhân đái tháo đường ở mức độ nặng, các xương ở bàn chân suy yếu. Khi gặp chấn thương dẫn đến gãy xương chi dưới, họ không hề hay biết vì tổn thương thần kinh đã làm giảm cảm giác đau. Do không được chữa trị kịp thời, bàn chân dần thay đổi hình dạng.
Charcot là hội chứng của bệnh nhân có bệnh lý thần kinh hay mất cảm giác, bao gồm gãy và trật của xương, khớp xảy ra với chấn thương rất nhỏ mà không được người bệnh biết đến.
Xem thêm một số biến chứng khác của bệnh tiểu đường:
Biến chứng bàn chân đái tháo đường rất có hại cho người bệnh nhưng mọi người có thể phòng tránh bằng những phương pháp chúng tôi đưa ra dưới đây:
Hiện nay, sản phẩm có uy tín, chất lượng cao trên thị trường được nhiều khách hàng tin dùng là “Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno”. Sản phẩm này có chứa nano dây thìa canh giúp hạ nhanh đường huyết, hỗ trợ tăng tiết insulin. (Đặt mua hàng tại đây)
Đối với người bị loét bàn chân tiểu đường, việc xử lý vết loét tại nhà giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn, hoại tử bàn chân. Bệnh nhân có thể tự thực hiện qua các bước sau :
Chú ý: Không dùng cồn, nước oxy già và Providon iod. Chúng sẽ làm bạn đau, xót, nhuộm màu da và càng làm chậm quá trình lành vết thương. Đặc biệt, không sử dụng các loại thuốc đắp dân gian chưa rõ nguồn gốc
Việt Nam là nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Vậy nên việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của Bác sĩ.
Bác sĩ có thể cân nhắc việc phối hợp các loại kháng sinh khác nhau trong một phác đồ điều trị.
Khi sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân, cán bộ y tế cần thận trọng làm kháng sinh đồ. Ngoài ra, hỏi tiền sử dị ứng và lưu ý hiệu chỉnh liều dùng trên các đối tượng đặc biệt. Ví dụ như: người cao tuổi, người mắc bệnh gan, thận hoặc suy giảm miễn dịch.
Phẫu thuật cắt cụt chi được áp dụng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, hoại tử và không thể điều trị bằng cách khác. Phương pháp can thiệp ngoại khoa này là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng tới các bộ phận khác của cơ thể.
Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “biến chứng bàn chân đái tháo đường”. Bạn hãy áp dụng những kiến thức này vào cuộc sống, cho những người thân yêu của mình và cùng chung tay xây dựng một xã hội khỏe mạnh. Nếu bạn có điều gì còn băn khoăn về bàn chân tiểu đường, vui lòng liên hệ 18002004 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.